Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại. Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là: 1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc? 2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện: Ba Câu Hỏi
Ba Câu Hỏi
Tác giả: Lep Ton-xtoi
Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể
lại.
Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua
trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc
nào. Ba câu hỏi ấy là:
1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công
việc?
2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải
chú trọng?
3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải
thực hiện?
Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban
thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.
Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên
vua một câu trả lời khác nhau.
Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian
thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ
năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc
làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải
làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến
mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua
cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt,
do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo
của họ.
Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không
thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm.
Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà
vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.
Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói
những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong
triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có
người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.
Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa
học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói:
chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân
nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.
Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông
đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba
câu hỏi kia.
Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người
dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang
làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua,
trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.
Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo
gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã
già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại
thở hào hển.
Nhà vua tới gần ông đạo và nói: Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi
ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi
sau phải hối tiếc ? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn
cả ? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên ?
Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi
xuống tiếp tục cuốc đất.
Nhà vua nói: Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát. Vị
đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai
vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng
dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc.
Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi.
Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:
Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời
cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà.
Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: Bác thử
xem có ai chạy lên kìa. Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp
xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy
tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
Vua và ông đạo cởi áo ...
Truyện: Ba Câu Hỏi
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 122.35 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
Đề thi trắc nghiệm côn trùng Đại cuơng
14 trang 55 0 0 -
Truyện ngụ ngôn Bài học đâu tiên của Gấu con
1 trang 45 0 0 -
THUYẾT TRÌNH NHÓM SEMINAR KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
35 trang 38 0 0 -
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 28)
8 trang 35 0 0 -
276 trang 35 0 0
-
Bài thuyết trình ô nhiễm môi trường biển
27 trang 35 0 0 -
Lần đầu phác họa bản đồ hệ gen của một gia đình
6 trang 34 0 0 -
Chương 3: Liên kết hóa học trong phức chất
59 trang 33 0 0 -
Tính khoa học trong bản kế hoạch PR
2 trang 32 0 0 -
Báo cáo nhóm Khái quát về liên minh Châu Âu
45 trang 30 0 0