Truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng và mĩ học tiếp nhận văn học của thiếu nhi
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 463.06 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho nền văn học viết thiếu nhi hiện đại. Bên cạnh những câu chuyện về người thật, việc thật, những câu chuyện cổ tích viết lại của tác giả được đông đảo bạn đọc trẻ em say mê tìm đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng và mĩ học tiếp nhận văn học của thiếu nhi HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0008 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 2, pp. 58-63 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ MĨ HỌC TIẾP NHẬN VĂN HỌC CỦA THIẾU NHI Lê Văn Trung Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho nền văn học viết thiếu nhi hiện đại. Bên cạnh những câu chuyện về người thật, việc thật, những câu chuyện cổ tích viết lại của tác giả được đông đảo bạn đọc trẻ em say mê tìm đọc. Thế giới cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng lung linh, kì ảo trong kí ức của thế hệ măng non. Từ lí thuyết mĩ học tiếp nhận, có thể khẳng định sự thành công của Nguyễn Huy Tưởng trong mảng truyện cổ viết cho thiếu nhi là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng nghệ thuật và sự thấu hiểu vô cùng sâu sắc đời sống tâm hồn phong phú của các em. Từ khóa: Nguyễn Huy Tưởng, văn học thiếu nhi, truyện cổ tích viết lại, tầm đón đợi, mĩ học tiếp nhận. 1. Mở đầu Số lượng những câu chuyện cổ tích Nguyễn Huy Tưởng viết cho lứa tuổi thiếu nhi không nhiều, nhưng ông được xem là một trong những nhà văn thành công nhất trong những sáng tác cho trẻ em. Rất nhiều nhà phê bình đã khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng ở thể loại trên. Tô Hoài khẳng định: “Viết cho các em, anh đã tìm hiểu các em muốn biết gì, các em thích xem gì. Anh đã xem xem khả năng mình, sở trường mình ở đâu. Rồi anh quyết định. Công phu và kiên nhẫn, nghiên cứu và viết, Nguyễn Huy Tưởng đã cống hiến cho lứa tuổi bạn đọc nhỏ yêu mến của chúng ta những truyện kể cổ tích và truyện kể lịch sử thật đặc biệt của mình” [1;350]. Lê Huy Anh, qua tìm hiểu câu chuyện Tìm mẹ cũng đã có những khái quát về những đóng góp của nhà văn: “Chỉ bằng vào một chuyện cổ tích mà có lẽ là rất sơ lược và dường như chưa thấy xuất hiện trong bất cứ hợp tuyện văn học dân gian nào được xuất bản cho tới nay, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng nên, có thể nói, một tụng ca về những tình cảm tốt đẹp của con người” [1;355]. Trong một nghiên cứu về truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Thị Huế cũng đã khẳng định những thành công của nhà văn khi hướng ngòi bút của mình đến với bạn đọc nhỏ tuổi: “Bằng sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Tưởng vừa trung thành với truyền thống vừa để lại những dấu ấn độc đáo ở từng câu chuyện. Được viết ra do nguồn truyện kể dân gian nhưng mỗi truyện của ông đều chứa đựng một cách cô đọng những lý tưởng đạo đức và thẩm mĩ truyền thống nhưng đồng thời đã được ông đem thêm vào đó luồng không khí mới của văn chương và của tư tưởng thời đại, tạo nên những tác phẩm có sức hấp dẫn đối với mọi đối tượng bạn đọc” [2;44]. Liên quan đến đề tài, Hồ Hữu Nhật, trong Ảnh hưởng của văn học dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam hiện đại đã phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố dân gian tác động đến phương tiện biểu đạt những quan niệm nhân sinh: “Như vậy, yếu tố dân gian dù không mới mẻ Ngày nhận bài: 11/1/2020. Ngày sửa bài: 17/1/2020. Ngày nhận đăng: 7/2/2020. Tác giả liên hệ: Lê Văn Trung. Địa chỉ e-mail: levantrungedu@gmail.com 58 Truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng và mĩ học tiếp nhận văn học của thiếu nhi nhưng khi hiện diện trong truyện thiếu nhi hiện đại đã trực tiếp nuôi dưỡng đời sống tâm hồn, trí tuệ, trí tưởng tượng và ý chí của các em. Đồng thời nó góp phần giáo dục điều quan trọng hơn, đó là giáo dục trái tim cho trẻ bằng cách đưa tình cảm cao thượng của con người đến cái góc sâu kín của tâm hồn trẻ thơ” [3;148]. Trong bài viết, tác giả cũng đã phân tích khá sinh động vấn đề tiếp nhận của bạn đọc nhỏ tuổi: “Trong văn học thiếu nhi hiện đại, bằng việc tiếp nhận ảnh hưởng văn học dân gian, các tác giả đã thể hiện sự am hiểu tâm lí người tiếp nhận và đã thực sự đưa các em đến sống, nhập vai cùng các nhân vật siêu nhiên, thần kì. Đọc truyện, trẻ sẽ thích thú với những phép biến hóa thần kì của nhân vật” [3;144]. Điểm qua một vài bài viết và công trình nghiên cứu khẳng định sức hấp dẫn trong thế giới truyện cổ của Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi nhận thấy, chưa có bài viết nào đi sâu vào những sáng tạo về cốt truyện, tình huống truyện, về thế giới nhân vật cũng như đi sâu vào nghiên cứu mĩ học tiếp nhận văn học của lứa tuổi thiếu nhi khi tiếp cận các câu chuyện của nhà văn. 2. Nội dung nghiên cứu Truyện viết cho thiếu nhi đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Bên cạnh những câu chuyện lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, những câu chuyện lấy chất liệu từ truyện cổ dân gian đã tạo nên vẻ đẹp lung linh, kì ảo trong sự đón nhận của thế giới trẻ thơ. Với sự thấu hiểu một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng và mĩ học tiếp nhận văn học của thiếu nhi HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0008 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 2, pp. 58-63 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ MĨ HỌC TIẾP NHẬN VĂN HỌC CỦA THIẾU NHI Lê Văn Trung Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho nền văn học viết thiếu nhi hiện đại. Bên cạnh những câu chuyện về người thật, việc thật, những câu chuyện cổ tích viết lại của tác giả được đông đảo bạn đọc trẻ em say mê tìm đọc. Thế giới cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng lung linh, kì ảo trong kí ức của thế hệ măng non. Từ lí thuyết mĩ học tiếp nhận, có thể khẳng định sự thành công của Nguyễn Huy Tưởng trong mảng truyện cổ viết cho thiếu nhi là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng nghệ thuật và sự thấu hiểu vô cùng sâu sắc đời sống tâm hồn phong phú của các em. Từ khóa: Nguyễn Huy Tưởng, văn học thiếu nhi, truyện cổ tích viết lại, tầm đón đợi, mĩ học tiếp nhận. 1. Mở đầu Số lượng những câu chuyện cổ tích Nguyễn Huy Tưởng viết cho lứa tuổi thiếu nhi không nhiều, nhưng ông được xem là một trong những nhà văn thành công nhất trong những sáng tác cho trẻ em. Rất nhiều nhà phê bình đã khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng ở thể loại trên. Tô Hoài khẳng định: “Viết cho các em, anh đã tìm hiểu các em muốn biết gì, các em thích xem gì. Anh đã xem xem khả năng mình, sở trường mình ở đâu. Rồi anh quyết định. Công phu và kiên nhẫn, nghiên cứu và viết, Nguyễn Huy Tưởng đã cống hiến cho lứa tuổi bạn đọc nhỏ yêu mến của chúng ta những truyện kể cổ tích và truyện kể lịch sử thật đặc biệt của mình” [1;350]. Lê Huy Anh, qua tìm hiểu câu chuyện Tìm mẹ cũng đã có những khái quát về những đóng góp của nhà văn: “Chỉ bằng vào một chuyện cổ tích mà có lẽ là rất sơ lược và dường như chưa thấy xuất hiện trong bất cứ hợp tuyện văn học dân gian nào được xuất bản cho tới nay, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng nên, có thể nói, một tụng ca về những tình cảm tốt đẹp của con người” [1;355]. Trong một nghiên cứu về truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Thị Huế cũng đã khẳng định những thành công của nhà văn khi hướng ngòi bút của mình đến với bạn đọc nhỏ tuổi: “Bằng sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Tưởng vừa trung thành với truyền thống vừa để lại những dấu ấn độc đáo ở từng câu chuyện. Được viết ra do nguồn truyện kể dân gian nhưng mỗi truyện của ông đều chứa đựng một cách cô đọng những lý tưởng đạo đức và thẩm mĩ truyền thống nhưng đồng thời đã được ông đem thêm vào đó luồng không khí mới của văn chương và của tư tưởng thời đại, tạo nên những tác phẩm có sức hấp dẫn đối với mọi đối tượng bạn đọc” [2;44]. Liên quan đến đề tài, Hồ Hữu Nhật, trong Ảnh hưởng của văn học dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam hiện đại đã phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố dân gian tác động đến phương tiện biểu đạt những quan niệm nhân sinh: “Như vậy, yếu tố dân gian dù không mới mẻ Ngày nhận bài: 11/1/2020. Ngày sửa bài: 17/1/2020. Ngày nhận đăng: 7/2/2020. Tác giả liên hệ: Lê Văn Trung. Địa chỉ e-mail: levantrungedu@gmail.com 58 Truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng và mĩ học tiếp nhận văn học của thiếu nhi nhưng khi hiện diện trong truyện thiếu nhi hiện đại đã trực tiếp nuôi dưỡng đời sống tâm hồn, trí tuệ, trí tưởng tượng và ý chí của các em. Đồng thời nó góp phần giáo dục điều quan trọng hơn, đó là giáo dục trái tim cho trẻ bằng cách đưa tình cảm cao thượng của con người đến cái góc sâu kín của tâm hồn trẻ thơ” [3;148]. Trong bài viết, tác giả cũng đã phân tích khá sinh động vấn đề tiếp nhận của bạn đọc nhỏ tuổi: “Trong văn học thiếu nhi hiện đại, bằng việc tiếp nhận ảnh hưởng văn học dân gian, các tác giả đã thể hiện sự am hiểu tâm lí người tiếp nhận và đã thực sự đưa các em đến sống, nhập vai cùng các nhân vật siêu nhiên, thần kì. Đọc truyện, trẻ sẽ thích thú với những phép biến hóa thần kì của nhân vật” [3;144]. Điểm qua một vài bài viết và công trình nghiên cứu khẳng định sức hấp dẫn trong thế giới truyện cổ của Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi nhận thấy, chưa có bài viết nào đi sâu vào những sáng tạo về cốt truyện, tình huống truyện, về thế giới nhân vật cũng như đi sâu vào nghiên cứu mĩ học tiếp nhận văn học của lứa tuổi thiếu nhi khi tiếp cận các câu chuyện của nhà văn. 2. Nội dung nghiên cứu Truyện viết cho thiếu nhi đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Bên cạnh những câu chuyện lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, những câu chuyện lấy chất liệu từ truyện cổ dân gian đã tạo nên vẻ đẹp lung linh, kì ảo trong sự đón nhận của thế giới trẻ thơ. Với sự thấu hiểu một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyễn Huy Tưởng Văn học thiếu nhi Truyện cổ tích viết lại Mĩ học tiếp nhận Văn học dân gianTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 298 0 0 -
2 trang 297 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian
10 trang 143 0 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 1): Phần 1
194 trang 142 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Văn học dân gian năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 134 1 0 -
114 trang 127 0 0
-
Giáo trình Văn học trẻ em: Phần 1 - Lã Thị Bắc Lý
130 trang 122 0 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 2): Phần 2
116 trang 119 0 0 -
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (In lần thứ V): Phần 2
49 trang 112 0 0