Ngày này sang ngày nọ túi bụi vì công việc, chỉ thỉnh thoảng có một ngày chủ nhật rảnh, gặp một vài người bạn quen nói chuyện bâng quơ, thế mà cũng đủ để Phương phải nghe một tin không chút gì lý thú: tin tận thế. Tin phát ra từ cuối năm 1959 và được nhiều người biết là vào dịp Tết Canh Tý 1960. Tết là dịp người ta chúc nhau khỏe mạnh, giàu sang và sinh đẻ sai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Lá Vẫn Xanh Lá Vẫn Xanh Võ Hồng gày này sang ngày nọ túi bụi vì công việc, chỉ thỉnh thoảng có một ngày chủ nhật rảnh,gặp một vài người bạn quen nói chuyện bâng quơ, thế mà cũng đủ để Phương phải nghemột tin không chút gì lý thú: tin tận thế.Tin phát ra từ cuối năm 1959 và được nhiều người biết là vào dịp Tết Canh Tý 1960. Tếtlà dịp người ta chúc nhau khỏe mạnh, giàu sang và sinh đẻ sai. Tiếp theo là uống rượumùi, hút thuốc lá thơm và nhá hạt dưa. Nhưng nếu chỉ làm có bấy nhiêu việc đó thì phiềnlắm, phiền cho chủ nhân cứ phải nhìn mãi ảnh mình treo trên vách, phiền cho khách cứtừng chặp lén ngó đồng hồ tay. Không, người ta phải kiếm chuyện nói cho đầy ít nhất làmười lăm phút xã giao. Mọi câu chuyện hợp thời được bới ra, trong đó có câu chuyệnbức thư ở Pha-ti-ma (Fatima) tiên đoán vận mệnh của trái đất, của nhân loại. Người đầutiên nói cho Phương nghe tin này là một ông bạn có tuổi:- Không khéo chúng ta nguy cả.Vốn không có tính tò mò nên Phương chỉ mở to mắt ngồi đợi ông bạn tự ý nói tiếp câukhai mào bỏ dở:- Năm 1959 đúng là năm Giáo hội mở bức thư tiên tri ở Pha-ti-ma.Phương nhìn lên tấm lịch treo tường.- Chúng ta hiện ở vào tháng Giêng 1960 rồi. Chắc bức thư đã được mở rồi.- Chắc đã mở rồi nhưng chưa thấy công bố nội dung. Chắc hẳn có những sự đáng lo ngạicho vận mệnh nhân loại.- Chắc hẳn.Phương đáp lại như một tiếng vang. Thấy chàng không có ý sốt sắng dự đoán và tưởngtượng, ông bạn già lặng lẽ nhấp nước trà và lặng lẽ hút thuốc.Ấy thế mà sang ngày Tết lại chính Phương là người hay nhắc đến bức thư tiên tri nàynhất. Chàng còn hăng hái lý luận dự đoán nữa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa họcnguyên tử, sự chạy đua vũ trang của thế giới, những cuộc biểu tình, những bản kiến nghịyêu cầu đình chỉ thí nghiệm nguyên tử của các nhà khoa học và của các dân tộc văn minhkhiến Phương nghĩ đến vận mệnh của thế giới một cách bi quan và thế là chàng tự ý giảithích bức thư tiên tri theo quan điểm bi quan của chàng. Những người nghe đều gật đầusuy ngẫm. Ít có vấn đề nào lại khéo gây sự đồng ý bằng vấn đề này. Không ai phản đốihết. Vì tận thế là chết cả, người giàu kẻ nghèo, người sang kẻ hèn tất cả đều chết mộtcách bình đẳng. Không còn ai được quyền thương hại ai và lẽ tất nhiên là khỏi có ai phảibực mình vì bị người khác thương hại dùm. Thật là bình đẳng đến mức lý tưởng. Khi biếtchắc không có ai được hưởng đặc quyền sống sót, mọi người cam chịu tận thế một cáchbình tĩnh, bằng lòng. Nhưng... may thay, đó chỉ là những ức đoán vừa có vẻ thật, vừa cóvẻ không, có điều là vừa đủ để vui câu chuyện trong ngày xuân. Chứng cớ là khi bắt taygiã từ, chủ và khách vẫn long trọng chúc nhau một lần nữa:- Ngồi nói chuyện với bác thế mà đã lâu rồi, không dám quấy thì giờ bác nhiều hơn. Thôithì lại xin kính chúc bác một năm đại phát tài, thăng quan tiến chức…- Dạ, cảm ơn bác. Cũng xin kính chúc bác và quí quyến một năm mới thọ phúc khang an.Quả thật vậy, câu chuyện tận thế, cuối cùng vẫn chỉ là câu chuyện.Những ngày xuân êm đềm và thong thả qua đi, mang theo đi luôn những ước mong,những niềm tin dễ dãi. Cuộc sống bận rộn lại lôi kéo Phương vào một nhịp quay cuồngkhiến chàng nhiều hôm quên cả bóc tờ lịch trên tường. Lặn hụp trong sự sống, quaycuồng theo sự sống, sống theo thói quen, nhiều lúc sống một cách vô ý thức khiến đôi khingồi bình tĩnh nghĩ lại chàng đau xót thấy rằng mình đã quên là mình đang sống. Và nhưthế là cái tin tận thế đã được đẩy lui vào dĩ vãng nếu một buổi chiều kia, chàng khôngtiện chân ghé vào nhà một chị bạn, chị Dung. Chính chị Dung ra mở cổng. Vừa bước trởvào phòng khách thì một mâm cơm ăn nửa chừng làm chàng hoảng hốt dừng lại. Dù làgia đình quen, quen đến cái độ coi như bà con, Phương cũng thấy ngượng vì mình đếnthăm không nhằm lúc. Bữa cơm ăn dở dang trông hỗn độn như một bãi chiến trường,nhất là bãi chiến trường ấy lại diễn ra ở trên chiếu, giữa phòng khách. Thật vô tình màđến ba, bốn tầng bất ổn đã kết hợp lại trong sự tổ chức cuộc ăn chiều này, ăn quá sớm sovới thường lệ. Bà cụ má chị Dung giục chàng bước vào:- Cậu Phương vào tự nhiên. Mời cậu ngồi ở xa-lông nói chuyện.Chị Dung cũng tươi cười mời:- Anh ngồi chơi. Bà con ở trong nhà mà. Trời nóng quá, bà má bày đặt ăn cơm trên chiếu.Phương lật đật an ủi chị:- Đó cũng là một cách trở bữa chị Dung ơi! Thay đổi chỗ ngồi cũng làm cho mình ngonmiệng như là thay đổi món ăn vậy.Bà cụ không muốn dài dòng, đâm ngang câu chuyện một cách thực tế:- Lũ nhỏ này, - cụ chỉ sáu đứa cháu nội ngồi la liệt trên chiếu, - chúng nó ồn ào quá. Ngồivào bàn ăn thì đứa kéo ghé, đứa giựt khăn bàn, đứa chồm lên, đứa làm đổ canh, đứa hụtchân ngã, phiền mình, khổ mình. Đem dọn “cha” nó xuống đất cho rảnh việc.Phương cười to, cười ngon lành vì lối nói không kiểu cách của bà cụ. Lũ nhỏ lây cáikhông khí cởi mở tự nhiên, đã trở lại ồn ào, nhai cơm, húp nước canh gõ đũa vào c ...
Truyện ngắn Lá Vẫn Xanh
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 133.58 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lá Vẫn Xanh truyện ngắn hay tuyển tập truyện ngắn chuyên mục thư giãn chuyên mục giải tríTài liệu có liên quan:
-
6 trang 269 0 0
-
7 trang 193 0 0
-
2 trang 153 0 0
-
10 trang 128 0 0
-
4 trang 101 0 0
-
4 trang 76 0 0
-
8 trang 57 0 0
-
34 trang 53 0 0
-
12 trang 51 0 0
-
38 trang 49 0 0