Danh mục tài liệu

Truyện ngắn - Người nhạc sĩ mù: Phần 1

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 862.71 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người nhạc sĩ mù chủ yếu cũng như động cơ căn bản về tâm lý của câu chuyện là lòng khao khát được thấy ánh sáng của con người, một thứ khao khát do bản năng, do cơ thể thôi thúc. Mời các bạn tham khảo phần 1 tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn - Người nhạc sĩ mù: Phần 1 V.Korolenko Người nhạc sĩ mù LỜI TÁC GIẢTôi biết trước lần này việc nhuận chính và những đoạn thêm bớt sẽ làmngười đọc ngạc nhiên, nên thấy cần phải giải thích. Đề tài chủ yếu cũng nhưđộng cơ căn bản về tâm lý của câu chuyện là lòng khao khát được thấy ánhsáng của con người, một thứ khao khát do bản năng, do cơ thể thôi thúc.Đấy là mấu chốt cuộc khủng hoảng tinh thần trong phát triển của nhân vậtchính câu chuyện và cách giải quyết nó. Trong số những lời phê bình củabạn thân tôi, hoặc trên báo chí, có những lời phản đối, cho là cái bảnnăng ham muốn ánh sáng ấy không thể có ở một người mù từ thuở lọt lòng.Những người này không hề thấy ánh sáng, vậy họ không thể thấy thiếu thốncái mà họ không bao giờ biết đến. Theo tôi, lời chê trách đó có phần khôngđúng. Chúng ta chưa hề bao giờ bay được như chim, thế mà ai cũng thấy rõrệt cái cảm giác bay liệng trên không đã từ bao nhiêu năm vẫn hằng ám ảnhcác trẻ em và các thanh niên trong những giấc mơ. Tuy nhiên, cũng xin thúthực là cái chủ đề ấy được đưa vào câu chuyện trước hết là do trítưởng tượng của tôi gợi ra. Mãi mấy năm về sau, khi cuốn sách này đã đượctái bản nhiều lần, trong một buổi dạo chơi, tôi đã may mắn được có dịpquan sát trực tiếp. Hai chú bé kéo chuông mà độc giả sẽ thấy nói đến ởchương VI (một chú bị mù từ thuở lọt lòng), tâm trạng khác nhau của haichú, đoạn tả hai chú với lũ trẻ con, những lời của chú Iêgo nói về nhữnggiấc mơ, tất cả những cái đó, tôi đã mục kích tại chỗ và có ghi vào sổ tay 2ngay trên tháp chuông nhà thờ Sarôpski thuộc giáo quản khu Tam bốp. Ngàynay có lẽ hai chú bé vẫn còn sống và đang giới thiệu tháp chuông với kháchđến thăm. Từ ngày đó mỗi lần sách tái bản, tôi lại băn khoăn về đoạn nàymà theo tôi, là đoạn quyết định để giải quyết dứt khoát vấn đề. Chỉ hiềm vìcâu chuyện đã viết xong, viết lại thực rất khó, nên tôi cứ chần chừ mãikhông đưa đoạn này vào.Lần tái bản này, đoạn thay đổi kể trên là phần thay đổi quan trọng nhất.Những chi tiết sửa đổi khác chỉ là hậu quả của nó, vì một khi đề tài đã sửalại, tất nhiên tôi không thể chỉ làm việc nhét thêm một đoạn mới vào mộtcách máy móc, óc tưởng tượng của tôi trở lại vết cũ, công việc của nó tấtnhiên thấy phản ánh trên những đoạn khác trong câu chuyện. 25-2-1898 3 V.Korolenko Người nhạc sĩ mù Chương 1IĐêm khuya. Trong một gia đình giàu có vùng Tây nam, một đứa bé ra chàođời. Bà mẹ, một thiếu phụ còn trẻ, nằm thiêm thiếp trên giường, nhưng khitiếng oa oa đầu tiên của đứa trẻ khe khẽ và não nuột vang lên trong buồng,thì bà mẹ, mắt vẫn nhắm nghiền, cũng bắt đầu quằn quại. Đôi môi thiếu phụmấp máy một điều gì, khuôn mặt tái nhợt hiền hậu, gần như còn ngây thơ,chợt nhăn nhó đau đớn, nóng ruột, giống như đứa trẻ vốn được nuông chiềulần đầu tiên gặp việc lo buồn.Bà đỡ ghé tai sát môi thiếu phụ đang lắp bắp. Thiếu phụ thều thào hỏi:- Cháu nó làm sao thế?... Sao thế?Bà đỡ không hiểu câu hỏi. Đứa trẻ lại khóc thét lên. Khuôn mặt sản phụ ánhlên một nỗi đau đớn xót xa. Từ đôi mắt đang nhắm, một giọt nước mắt lớntrào ra. Đôi môi thiếu phụ vẫn thầm thì rất khẽ như ban nãy:- Sao thế? Sao thế?Lần này bà đỡ đã hiểu ra, bình tĩnh đáp: 4- Bà hỏi tại sao cháu nó khóc chứ gì? Bà cứ yêntâm, đứa bé nào lọt lòng racũng vậy.Nhưng người mẹ không sao yên tâm được. Cứ mỗi lần đứa bé khóc, bà lạirùng mình, luôn miệng hỏi, giọng cau có, nóng ruột:- Sao mà cháu nó khóc... ngằn ngặt làm vậy? Bà đỡ nghe không thấy có gìlạ trong tiếng khóc của đứa bé. Bà cho là thiếu phụ nói mê hoặc đang mêsảng, bà mặc kệ chỉ lúi húi chăm sóc cho đứa nhỏ.Thiếu phụ nín bặt. Chốc chốc nỗi đau xót không thoát ra ngoài được bằngcử chỉ hoặc lời nói, lại làm nước mắt thiếu phụ ứa ra. Những giọt nước mắtto lớn lọt qua đôi hàng mi đen láy, dầy dặn, khẽ lăn trên đôi má tai tái màuđá cẩm thạch.Có lẽ trái tim người mẹ đã cảm thấy có một số mệnh đau khổ, tối tăm,không lối thoát, vừa đây cùng ra đời với đứa con của bà, cái số mệnh ácnghiệt ấy treo lơ lửng trên nôi đứa bé để theo đuổi nó cho đến lúc nó chết.Có lẽ đấy chỉ tại mê sảng chăng? Dù sao, đứa bé cũng bị mù ngay từ thuởmới lọt lòng.IIBan đầu không ai nhận thấy. Đôi mắt đứa bé nhìn lờ đờ, mơ hồ, cái nhìnđặc biệt của mỗi trẻ em sơ sinh cho đến một tuổi nào đó. Ngày tháng trôiqua, đứa bé ra đời đã được mấy tuần. Đôi mắt nó sáng ra, màng trắng đụctrước kia che lấp đôi mắt nay biến đi, đã nom thấy rõ con ngươi. Nhưng khimột tia sáng chói ùa vào buồng c ...