Danh mục tài liệu

Tự chủ đại học - các khoảng cách trong nhận thức và sự không đồng bộ về thể chế

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.45 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ đại học - các khoảng cách trong nhận thức và sự không đồng bộ về thể chế giới thiệu qua về sự phát triển của chủ đề này trên thế giới và ở Việt Nam, và phân tích một số cản trở của việc triển khai chính sách tự chủ đại học vào thực tiễn GDĐH nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học - các khoảng cách trong nhận thức và sự không đồng bộ về thể chế TỰ CHỦ ĐẠI HỌC - CÁC KHOẢNG CÁCH TRONG NHẬN THỨC VÀ SỰ KHÔNG ĐỒNG BỘ VỀ THỂ CHẾ Lâm Quang Thiệp Trường Đại học Thăng Long Tự chủ đại học là một chủ đề có lẽ được đề cập đến nhiều nhất trong cộng đồnggiáo dục đại học (GDĐH) vào những năm gần đây. Bài viết này sẽ giới thiệu qua về sựphát triển của chủ đề này trên thế giới và ở Việt Nam, và phân tích một số cản trở củaviệc triển khai chính sách tự chủ đại học vào thực tiễn GDĐH nước ta. 1. Tự chủ đại học – thế giới và Việt Nam Tự chủ đại học là một chủ đề không hề mới, nó được nói đến rất nhiều trên thếgiới và ở nước ta, và chắc sẽ còn được bàn cãi tiếp tục và mãi mãi, khi nào trên đờinày còn tồn tại trường đại học. Các loại nhà trường, phần lớn liên quan đến nhà nước và tôn giáo đã ra đời trênthế giới cách đây khoảng ba nghìn năm. Tuy nhiên, khi xác định thời điểm ra đời củatrường đại học, các nhà nghiên cứu lịch sử GDĐH phương Tây đã thống nhất với nhaurằng khi nào xuất hiện loại nhà trường có quyền tự chủ (đối với nhà nước và tôn giáo),thì xem như bắt đầu có trường đại học [The History of Higher Education, 1997]. Ởchâu Âu đó là vào khoảng thế kỷ thứ 12, với trường Bologna ở Ý và một số trườngkhác ở Anh, Pháp. Sau đó khái niệm tự chủ đại học được nhắc đến nhiều nhất với sựra đời của đại học kiểu Humboldt vào đầu thế kỷ 19 ở Đức, với các tiêu chí: tự chủ, tựdo học thuật và gắn kết giữa giảng dạy với nghiên cứu [Lâm Quang Thiệp, 2018]. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế, trong thập niên đầu đổi mới sau năm 1986 ởnước ta, khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học đã đượcđưa vào Luật Giáo dục đầu tiên năm 1998. Để đảm bảo thực thi các khái niệm đótrong các cơ sở GDĐH, thực thể Hội đồng trường được đưa vào Điều lệ trường đạihọc đầu tiên năm 2003. Sau đó, trong các Luật Giáo dục và Luật GDĐH luôn luônnhắc lại và ngày càng làm rõ thể chế tự chủ đại học. Tuy nhiên cho đến nay thể chế tựchủ đại học vẫn không thâm nhập suôn sẽ vào thực tiễn GDĐH vì rất nhiều lý do. Dưới đây chúng ta thử phân tích một vài lý do chủ yếu cản trở việc hiện thựcthể chế tự chủ đaị học. 2. Khoảng cách trong nhận thức về tự chủ đại học Mặc dù chính sách tự chủ đại học đã được các cấp lãnh đạo cao của Đảng vàNhà nước đề xuất và đưa vào hệ thống luật lệ về giáo dục, nhưng nhận thức về chínhsách này vẫn còn khoảng cách giữa cấp đề xuất và cấp áp dụng chính sách, cũng nhưgiữa các cấp khác nhau thực thi chính sách trong thực tiễn. Liên quan đến tự chủ đại học, từ năm 2005, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày2/11/2005 về đổi mới GDĐH của Chính phủ đã quy định “Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản,xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập”. Theoquy định này, khi đã đưa vào hội đồng trường (HĐT) đại diện của bộ chủ quản thì sựquản trị của bộ chủ quản không được thực hiện trực tiếp nữa mà thông qua đại diệnnày. Sau đó, Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ lại nói rõ: “giảm 1mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của cáctrường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản; đổi mới mô hình quản trị đại học theohướng chuyển từ chế độ thủ trưởng (hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo(HĐT)”. Tiếp đến, Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ươngĐảng lần thứ 6 về tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập cũng chỉ đạo cần“nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế HĐT trong các trường đại học theo hướng HĐT làcơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học”, và quy định cụ thể “bí thư đảng uỷkiêm chủ tịch HĐT”. Như vậy từ các cấp chỉ đạo, nhận thức về tự chủ đại học ngàycàng rõ ràng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nhận thức không theo kịp sự phát triển của chính sách, cấp ápdụng chính sách bên dưới thường có xu hướng bám theo các quy định cũ, thậm chí banhành các văn bản vi phạm các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các luật lệ đã được cảitiến. Điều đó thể hiện rất rõ ở trường hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơquan bên trên trường Đại học Tôn Đức Thắng, trong các sự kiện mâu thuẫn xảy ra vừaqua. Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hànhQuyết định số 1584/QĐ-TLĐ với nhiều quy định trái với Nghị quyết số 19-NQ/TWcũng như Luật số GDĐH năm 2018 về tự chủ đại học [Trần Đình Thiên, 2020]. Liênquan với tình hình này, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghịỦy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cùngỦy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những sai phạmtrong việc ban hành các văn bản dưới luật của các tổ chức cấp dưới [Hiệp hội…,2020]. Hã ...

Tài liệu có liên quan: