Danh mục tài liệu

Tự chủ tài chính giáo dục đại học, thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tự chủ tài chính giáo dục đại học, thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đi vào phân tích và làm rõ công tác tự chủ tại chính tại trường ĐHNH TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ tài chính giáo dục đại học, thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh TỰ CHỦ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH Trần Mai Ước Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Tóm tắt Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang trong quá trình thực hiện lộ trình tựchủ tài chính theo qui định của các cấp quản lý. Quá trình thực hiện, xuất hiện nhiềuvấn đề liên quan cần tập trung tháo gỡ thì công tác tự chủ của nhà trường mới thực sựhiệu quả. Từ việc đi vào những vấn đề chung liên quan đến tự chủ tài chính, bài viết đivào phân tích và làm rõ công tác tự chủ tại chính tại trường ĐHNH TP.HCM trong giaiđoạn hiện nay. 1. Giới thiệu Bối cảnh hiện nay, tự chủ đại học là tất yếu khách quan trong quá trình vận độngvà phát triển của tự bản thân các trường đại học. TCĐH sẽ tạo động lực để các cơ sởgiáo dục đại học (CSGDĐH) đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động củamình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạtđộng giáo dục. Tự chủ đại học (TCĐH) bao gồm tự chủ về nhân sự, tự chủ học thuật vàtự chủ tài chính. Trong TCĐH, tự chủ tài chính có vị trí và vai trò quan trọng. Trongđiều kiện nguồn ngân sách dành cho giáo dục ĐH còn hạn hẹp, tự chủ tài chính của cáctrường đại học công lập là một tất yếu để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đồng thờivận động các nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục đại học. Với việc trao quyềntự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các CSGDĐH công lập đã mở ra, tạo cơhội cho các CSGDĐH công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lýtài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệuquả hơn. 2. Những văn bản pháp lý cơ bản có liên quan đến tự chủ tài chính giáo dụcđại học và những kết quả nổi bật đạt được trong thời gian vừa qua Quyền tự chủ đối với các tổ chức này được thể hiện chủ yếu trên ba nội dung lớnlà: tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức biên chế và tự chủ về tài chính. Tựchủ về tài chính, về bản chất đó là sự chủ động về việc đảm bảo các nguồn lực bêntrong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Cáctrường ĐH cần được tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm các nguồn tàichính; cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài sảntương lai; và cân đối các nguồn tài chính thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chínhminh bạch, tuân thủ pháp luật, và không vụ lợi. Mục tiêu của tự chủ tài chính (hay khoán tài chính) là nhằm thực hiện việc quảnlý các trường đại học tốt hơn cơ chế quản lý trước đây. Mặt khác, việc đảm bảo cácnguyên tắc khoản mục chi tiêu phải được công khai hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủtrong trường học, chi tiêu tiết kiệm, góp phần đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nâng caođời sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức của trường. Nói một cách tổng quát,nếu thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính sẽ tạo điều kiện tốt nhất để trường thực hiệnmột cách chủ động công tác tổ chức quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm nâng 411cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Với những sự chủ động như vậy, các trườngĐH vừa đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong lâu dài vừa thúc đẩy sự cạnh tranhnăng động và lành mạnh trong toàn bộ hệ thống nhằm nâng cao sự đóng góp của hệthống giáo dục ĐH tới sự phát triển của quốc gia đặc biệt là sự phát triển trong bối cảnhnền kinh tế tri thức và cạnh tranh toàn cầu. Chính sách đối với tự chủ đại học trong thời gian qua đã được Đảng và Nhànước quan tâm, thể hiện cơ bản ở các văn bản: Năm 2005 trong Luật Giáo dục có cácnội dung liên quan đến tự chủ của trường đại học; Các Nghị định của Chính phủ: Nghịđịnh số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệmvề sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cônglập (SNCL); Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơchế tự chủ của đơn vị SNCL; đồng thời, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn kháccũng được các bộ, ngành ban hành; Luật Giáo dục đại học 2012; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cáccơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017. Việc cơ quan quản lý ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến côngtác tự chủ tài chính giáo dục đại học trong thời gian vừa qua đã góp phần quan trọngtrong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của các trường đại học công lập trongquá trình đổi mới ...

Tài liệu có liên quan: