Danh mục tài liệu

Từ cơn bão số 3 (tháng 8/2010) cần hiểu rõ hơn về bão để phòng chống có hiệu quả

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.33 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ Tĩnh nói chung, Nghệ An nói riêng, tính từ cơn bão số 7 (tên quốc tế là Nency), đổ bộ vào đất liền ngày 18/10/1989 gây ra tổn thất to lớn thì cơn bão số 3 (tên quốc tế là Mindulle) đổ bộ vào ngày 24/8/2010 là cơn bão mạnh nhất, tàn phá nặng nề nhất, gây hậu quả lâu dài nhất bởi đã có đến 9 người chết, 75 người bị thương, hàng vạn ngôi nhà bị đổ và tốc mái, gần 10.000 cột điện trung, hạ thế bị đổ, hàng vạn cây xanh đô thị bị đổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ cơn bão số 3 (tháng 8/2010) cần hiểu rõ hơn về bão để phòng chống có hiệu quảTừ cơn bão số 3 (tháng 8/2010) cần hiểu rõ hơn về bão để phòng chống có hiệu quảNghệ Tĩnh nói chung, Nghệ An nói riêng, tính từ cơn bão số 7 (tên quốc tế làNency), đổ bộ vào đất liền ngày 18/10/1989 gây ra tổn thất to lớn thì cơn bão số 3(tên quốc tế là Mindulle) đổ bộ vào ngày 24/8/2010 là cơn bão mạnh nhất, tàn phánặng nề nhất, gây hậu quả lâu dài nhất bởi đã có đến 9 người chết, 75 người bịthương, hàng vạn ngôi nhà bị đổ và tốc mái, gần 10.000 cột điện trung, hạ thế bịđổ, hàng vạn cây xanh đô thị bị đổ gãy. Đó là chưa kể hàng chục ngàn ha lúa vàhoa màu bị thiệt hại nặng. Tổng số thiệt hại về mặt kinh tế ở cả 3 tỉnh Thanh -Nghệ - Tĩnh lên đến 1.300 tỷ đồng (riêng Nghệ An là 905 tỷ đồng)(1). Có thể nói, sau hơn 20 năm “bão ngủ yên”, ký ức về bão của người già đã phôipha, người trẻ chưa được chứng kiến, nên sau cơn bão số 3, với những tổn thất tolớn đó, người dân không khỏi bàng hoàng. Trên các phương tiện thông tin đại chúngcũng như trong dư luận, người ta bàn tán về cơn bão này khá sôi nổi, trong đó, việcdự thảo, truyền tin và chỉ huy phòng, chống là những vấn đề được quan tâm hơn cả.Tất nhiên có những ý kiến đúng, nhưng cũng có ý kiến chưa thật thỏa đáng. Vậy,đâu là vấn đề cần rút kinh nghiệm cho công tác phòng chống bão năm nay - mộtcông tác hàng năm vẫn được coi là trung tâm? 1. Trước hết cần hiểu rõ về bão và nội dung bản tin bão Bão là một cơn gió xoáy khổng lồ có đường kính từ vài ba trăm đến dăm bảytrăm km (thậm chí đến 800-900km). Bão phát sinh từ ngoài biển rồi vào đất liềnnên một cơn bão từ khi hình thành cho đến khi tan thường kéo dài 3-4 ngày đến 6-7 ngày, nên nếu chúng ta theo dõi chặt chẽ thì hoàn toàn có đủ thời gian để triểnkhai công tác phòng chống có hiệu quả. Bão đổ bộ vào Việt Nam có đến 60%được hình thành ở Tây Bắc Thái Bình Dương (ổ bão lớn nhất trong 5 ổ bão của thếgiới). Còn 40% hình thành ngay trên biển Đông (khu vực phía Tây quần đảoPhilippin). Bão có đặc điểm là gió thổi xoáy từ ngoài vào trung tâm theo hướngngược chiều kim đồng hồ, tốc độ xoáy có thể đến 7-200km/h (cơn bão Katrina đổbộ vào Mỹ năm 2005 có sức gió tới 233 km/h). Tuy nhiên, tốc độ di chuyển củabão chỉ vào khoảng 5-25km/h, thông thường là 10-15km/h. Cũng có trường hợpbão đứng yên một chỗ cả buổi, sau đó đổi hướng di chuyển. Cần nhắc lại là bão vàáp thấp nhiệt đới đều cùng có nguyên nhân hình thành như nhau, chỉ khác là sứcgió của áp thấp nhiệt đới chỉ từ cấp 7 trở xuống, còn cấp 8 trở lên gọi là bão. Vìthế, một áp thấp nhiệt đới có thể phát triển lên thành bão. Ngược lại, bão có thểsuy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi tan dần. Một nhầm lẫn phổ biến gây ra nhiều thất thiệt là trên bản đồ tâm bão chỉ đượcbiểu thị bằng một dấu chấm (.) và đường đi của bão là một gạch nối giữa tâm bãodự báo lần trước và tâm bão dự báo cho những giờ sau, nên chúng ta cứ đo khoảngcách tâm bão đến bờ, rồi căn cứ vào dự báo tốc độ di chuyển của bão để biết khinào thì bão đến mà quên mất rằng khi vùng gió xoáy của bão cách tâm bão đếnhàng trăm km đã có thể gây nguy hiểm. Chẳng hạn, một cơn bão có tốc độ gióxoáy cấp 12 thì vùng bán kính gió bão cấp 10 (là cấp gió đã gây đổ sập nhà cửa,cây cối) có thể đến hơn 100km, nghĩa là khi tâm bão còn cách địa phương mình100km và với tốc độ di chuyển 15-20km/h thì phải 5-7 tiếng đồng hồ sau tâm bãomới tới thì gió cấp 10 đã hoành hành, nhà cửa, cây cối đã bị thiệt hại. Vì khônghiểu rõ vấn đề này nên trong cơn bão số 3 vừa qua, nhiều người đã cho rằng bãovào sớm hơn dự báo một buổi, nên công tác phòng chống bão không kịp thời. Vậy,do không hiểu về bão mà bị thiệt hại cả người và của một cách đáng tiếc. 2. Vấn đề dự báo bão Dự báo bão tức là dự báo cường độ bão ở cấp nào, tốc độ di chuyển của bão làbao nhiêu? Thời gian bão đổ bộ và vùng mà bão đổ bộ? Và với những cơn bão tothì còn cần phải dự báo vùng gió bão cấp 10 có bán kính là bao nhiêu kể từ tâmbão? Có thể nói, ngày nay với một mạng lưới các trạm khí tượng dày đặc đặt trên đấtliền, trên các hải đảo, các phao cố định và phao trời trên các đại dương, cùng vớimáy bay, tàu thủy, vô tuyến, thảm không, rađa thời tiết, tên lửa khí tượng, vệ tinhkhí tượng… liên tục quan trắc hàng ngày, hàng giờ trên khắp hành tinh, khi mộtcơn bão hình thành thì tất cả các trung tâm khí tượng quốc gia và khu vực đều pháthiện được. Song, để dự báo thời tiết nói chung, dự báo bão nói riêng chính xác100% thì vẫn còn là một vấn đề ở ngoài tầm tay của các nhà khí tượng học thế giới.Bởi dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ bao nhiêu thì cũng không thể nào đi đến tậncùng của mọi quá trình tự nhiên, nhất là với khí quyển - một môi trường hết sứcsinh động, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây ra những biến chuyển lớn. Chonên, cũng không lấy gì làm lạ là khi bão còn ở cách đất liền hàng ngàn km thì cảnhbáo bão ảnh hưởng đến nước ta có thể gần như chạy hết chiều dài bờ biển của đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: