Danh mục tài liệu

Tư duy phản biện trong học tập đại học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.08 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học tập giúp sinh viên phát triển đời sống trí tuệ; hoạt động trí tuệ lại là cơ sở của khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện. Như thế, chất lượng tư duy phụ thuộc vào quá trình phát triển trí tuệ. Có nhiều mô hình về quá trình phát triển trí tuệ; tuy nhiên tất cả mô hình đều có những điểm cơ bản giống nhau, được chia ra một số giai đoạn. Giai đoạn đối ngẫu (dualism): trong giai đoạn phát triển sơ khởi này, sinh viên thường nhìn cuộc đời dưới dạng tốt-xấu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy phản biện trong học tập đại học Tư duy phản biện trong học tập đại họcHọc tập giúp sinh viên phát triển đời sống trí tuệ; hoạt động trí tuệ lại làcơ sở của khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện. Như thế, chấtlượng tư duy phụ thuộc vào quá trình phát triển trí tuệ.Có nhiều mô hình về quá trình phát triển trí tuệ; tuy nhiên tất cảmô hình đều có những điểm cơ bản giống nhau, được chia ra một sốgiai đoạn.Giai đoạn đối ngẫu (dualism): trong giai đoạn phát triển sơ khởi này,sinh viên thường nhìn cuộc đời dưới dạng tốt-xấu, trắng-đen; và trongsuy nghĩ của họ, kiến thức thu thập là rõ ràng minh bạch, không có mậpmờ; học tập đơn giản chỉ là một quá trình trao đổi thông tin. Ðối với họ,người thầy giảng bài tức là trình bày những kiến thức mới dưới dạng sựkiện; và sinh viên chỉ cần học thuộc lòng là hoàn thành nhiệm vụ họctập. Ở giai đoạn đối ngẫu này, sinh viên sẽ bức xúc nếu người thầy đưara những câu trả lời có điều kiện, hoặc là không trả lời mà lại đặt ranhững câu hỏi khác.Giai đoạn đa dạng(muliplicity): giai đoạnkế tiếp bắt đầu lúc sinhviên nhận thức đượcrằng ngay những chuyênviên cao cấp có lúc cũngchưa hẳn đồng ý với GS. Huỳnh Hữu Tuệ với nghiên cứu sinhnhau trên một số vấn đềvà đôi lúc còn hoàn toàn có quan điểm đối lập nhau. Ðối với sinh viên ởgiai đoạn phát triển này, mọi chuyện đều phụ thuộc vào viễn ảnh và ýkiến cá nhân. Họ cảm thấy đủ sức để tự mình suy nghĩ, và cũng đủ sứcđể đặt lại vấn đề về những kiến thức do người thầy truyền đạt. Tuynhiên, ở giai đoạn này, người sinh viên chưa hẳn đã đủ sức để đánh giánhững cái nhìn khác nhau, và hẳn cũng chưa đủ sức để đưa ra những lậpluận nhằm khẳng định quan điểm của mình. Và ở giai đoạn này, sinhviên xem đánh giá của người thầy đối với cá nhân mình là hoàn toàn cótính chủ quan.Giai đoạn tương đối hóa (relativism): trong giai đoạn phát triển tươngđối phức tạp tiếp theo, sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của chứngcớ và lý luận khi tìm cách nâng cao tính thuyết phục quan điểm củamình. Người sinh viên ở giai đoạn này chấp nhận người khác có thểkhông đồng ý với cái nhìn của họ; và ngay cả ý kiến của lãnh đạo cũngcần được phân tích và phản biện cẩn thận, chứ không nhắm mắt tuân thủtuyệt đối. Cũng như ở trong các giai đoạn trước, bây giờ họ có thể cónhững suy nghĩ quyết liệt; tuy nhiên những suy nghĩ này đã được họphân tích và đánh giá một cách nghiêm túc. Ở giai đoạn này, sinh viênbắt đầu nhìn thầy của mình với một cặp mắt khác: người thầy là mộtngười hướng đạo có trình độ và cũng là một người đồng hành trong lĩnhvực tư duy, chứ không phải là một người lãnh đạo không hề có sai lầm,mà cũng không phải chỉ là một người nào đó có quan điểm khác mình.Giai đoạn chấp nhận trách nhiệm (commitment): theo Perry, giai đoạncuối của quá trình phát triển trí tuệ không phải là bước nhảy vọt về mứcđộ phức tạp của trí tuệ, mà đúng hơn là cách tiếp cận vấn đề; áp dụng tấtcả những kiến thức thu lượm được trong giai đoạn tương đối hóa để đưara những lựa chọn hay những quyết định dựa trên những phân tích và tưduy phản biện.Cố nhiên, kết quả học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vừa chủ quan, vừakhách quan. Nhưng theo tôi, yếu tố chính yếu nhất vẫn là phương pháphọc tập. Ðể trí tuệ được phát triển toàn diện, sinh viên phải có phươngpháp học tập đúng đắn.Từ những khái quát trên, ta thấy khá rõ dấu ấn của tư duy phản biện(critical thinking) trong quá trình học tập. Như ta sẽ thấy, tư duy phảnbiện là phương pháp luận đúng đắn, là phong cách hữu hiệu của một tríthức lúc tiếp cận những vấn đề mà ta phải đối diện. Trong trao đổi ýkiến, trong tiếp nhận kiến thức mới, trong trường hợp phải đánh giá mộtquan điểm, một luận cứ, ta phải nhìn vấn đề với một đầu óc thoáng mở,không thiên kiến. Phương pháp tư duy phản biện chính là công cụ giúpta sử dụng toàn bộ kiến thức và trí tuệ để có một cái nhìn tổng hợp vàchính xác về những vấn đề hay luận cứ ta quan tâm.Một luận cứ thường được xây dựng trên những giả thiết được gọi là tiênđề. Từ tập hợp các tiên đề này, tác giả của luận cứ áp dụng các lý luậnlôgíc hình thức để suy luận và đi đến một số kết luận. Lý luận lôgíc hìnhthức là một số qui tắc suy luận được các triết gia đúc kết suốt quá trìnhphát triển của con người, và hiện nay được xem là công cụ thiết yếu củalý luận trong tất cả mọi lĩnh vực; cố nhiên lý luận lôgíc hình thức là mộtbộ phận của tư duy phản biện. Tư duy phản biện giúp ta đánh giá luậncứ này, xem có chấp nhận hay cần loại bỏ nó. Về thực chất, tập hợp cáctiên đề được xây dựng trên nền tảng kiến thức tích lũy của người đưa raluận cứ. Như thế, nếu suy luận không phạm lỗi lôgíc hình thức, thì kếtluận sẽ đúng nếu tiên đề là đúng. Từ đó, ta có thể thấy tư duy phản biệngồm những bước chính sau đây:- Ðọc và theo dõi cẩn thận những bước đi của luận cứ nhằm xác định cáctiên đề và các kết luận mà tác giả luận cứ nêu ra (trong trường hợp theohọc một môn học mới, đây cũng chính là các kiến thức mới mà ngườithầy muốn sinh viên tiếp nhận).- Nếu trong luận cứ, ta thấy không có suy luận mà chỉ là những khẳngđịnh (facts), thì luận cứ chỉ chứa đựng những thông tin, có thể chính xáchay sai lệch; như thế, ta có quyền không quan tâm đến những gì mà tácgiả của luận cứ muốn thuyết phục người nghe.- Trong trường hợp suy luận của luận cứ không tuân thủ các qui tắc lôgíchình thức, thì đây chỉ là một luận cứ ngụy biện (fallacy). Chữ ngụy biệntrong tiếng Việt thường mang ý nghĩa xấu, tương ứng với tình huốngngười ta tìm cách thuyết phục người khác bằng cách nói dối hùng hồn.Nhưng đúng ra, cũng có những lúc, người trình bày luận cứ không có ýmuốn nói dối, mà chỉ phạm sai lầm trong lý luận mà thôi. Ngụy biện vôtình hay hữu ý có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau; nếu tamuốn đánh giá chính xác một luận cứ, một trong những yếu tố quantrọng là phải hiểu rõ cấu trúc ngụy b ...