Danh mục tài liệu

TỰ HẠN CHẾ TƯ PHÁP HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.51 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề hành vi thẩm phán không được làm, hoặc không nên làm, là một vấn đề không liên quan nhiều đến thẩm quyền xét xử, mà liên quan đến vấn đề địa vị người xét xử - tức là vấn đề các thẩm phán trong hệ thống cần phải xét xử hoặc từ chối xét xử một số loại tranh chấp nhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỰ HẠN CHẾ TƯ PHÁP HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲTỰ HẠN CHẾ TƯ PHÁP HỆ THỐNG PHÁPLUẬT HOA KỲVấn đề hành vi thẩm phán không được làm, hoặckhông nên làm, là một vấn đề không liên quan nhiềuđến thẩm quyền xét xử, mà liên quan đến vấn đề địavị người xét xử - tức là vấn đề các thẩm phán tronghệ thống cần phải xét xử hoặc từ chối xét xử một sốloại tranh chấp nhất định. Mười nguyên tắc tự hạnchế tư pháp dưới đây là những yếu tố cần được kiểmtra đối chiếu và hạn chế quyền lực của thẩm phánMỹ. Những tập quán này xuất phát từ nhiều nguồnkhác nhau – như Hiến pháp Hoa Kỳ và hiến pháp cácbang, luật của Quốc hội và cơ quan lập pháp bang, vàthông luật. Một số nguyên tắc được áp dụng nhiềucho tòa phúc thẩm hơn là tòa sơ thẩm, hầu hết cácnguyên tắc đều được áp dụng cho cả hệ thống tư phápbang lẫn liên bang.Phải tồn tại một tranh cãi rõ ràngHiến pháp Hoa Kỳ quy định: “Quyền lực tư pháp căncứ vào Hiến pháp này sẽ có hiệu lực đối với tất cả cácvụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, cácđiều luật của Hoa Kỳ, các hiệp ước đã hoặc sẽ kýdưới thẩm quyền của Chính phủ” (Điều III, Mục 2).Từ mấu chốt trong câu này là từ “các vụ việc”. Từnăm 1789, các tòa án liên bang đã chọn cách giảithích thuật ngữ này theo nghĩa đen: Phải có một tranhcãi thực tế giữa các bên đối nghịch hợp pháp, đápứng tất cả các tiêu chí kỹ thuật để có thể cấu thànhmột vụ kiện. Tranh chấp phải liên quan đến việc bảovệ một quyền có ý nghĩa và không tầm thường, hoặcnhằm ngăn cản hoặc uốn nắn một vấn đề sai lệch ảnhhưởng trực tiếp đến các bên tham gia vụ kiện.Nguyên tắc chung này có ba hệ quả.Hệ quả thứ nhất là tòa liên bang không được đưa ra ýkiến cố vấn, hoặc các phán quyết về các tình huốngmang tính giả định, hoặc chưa gây ra sự va chạmgiữa các bên đối nghịch. Tranh chấp phải là thực tếvà hiện hữu trước khi tòa đồng ý chấp nhận xét xử.Hệ quả thứ hai là các bên tham gia vụ kiện phải cóđịa vị phù hợp. Hệ quả này giải quyết vấn đề ai làngười được đưa vụ kiện ra tòa. Người mang vụ kiệnra tòa đã phải chịu (hoặc sẽ phải chịu ngay lập tức)một thiệt hại trực tiếp và đáng kể. Theo nguyên tắcchung, một bị đơn không thể đưa ra một khiếu kiệnnhân danh người khác (trừ trường hợp bố mẹ củangười chưa đủ tuổi hoặc trong các loại vụ việc đặcbiệt được gọi là hành động pháp lý tập thể). Ngoài ra,thiệt hại theo luận điểm của bên nguyên phải được cánhân hóa, và là thiệt hại trực tiếp, chứ không phải làmột phần của một khiếu nại chung nào đó.Hệ quả thứ ba là tòa án thường không xét xử một vụviệc đã biến thành giả định (moot) – tức là khi cáckhách thể hoặc địa vị của các bên tham gia đã bị thayđổi lớn tính từ thời điểm đầu tiên vụ kiện được lập hồsơ đến khi nó được đưa ra trước các thẩm phán. Nếungười khởi kiện chết hoặc không còn là một bên xungđột, thì hầu hết cơ quan xét xử đều coi đó là một vụviệc mang tính giả định. Tuy nhiên, đôi lúc thẩmphán có thể quyết định họ cần phải xét xử vụ việc,cho dù tình trạng khách quan và địa vị các bên đã códấu hiệu bị thay đổi rất nhiều. Điển hình là các vụviệc trong đó một người đã thách thức tính hợp phápcủa việc một bang từ chối cho phép phá thai hoặc chophép tắt hệ thống hỗ trợ sự sống của những ngườibệnh vô phương cứu chữa. (Trong trường hợp đó,đến khi vụ việc được đưa ra tòa phúc thẩm, thì ngườimẹ đã sinh con hoặc người hấp hối có thể đã chết).Trong các vụ việc này, thẩm phán tin rằng vấn đềquan trọng đến mức phải được tòa án giải quyết. Nếutuyên bố các vụ việc đó là giả định, thì về mặt thực tếlà chúng không được một cơ quan phúc thẩm xét xửkịp thời.Mặc dù thẩm phán liên bang không được phán quyếtcác vấn đề mang tính trừu tượng, giả định, songnhiều tòa án bang được quyền xét xử các vấn đề đódưới nhiều hình thức. Tòa luật định liên bang cũng cóthể đưa ra ý kiến tư vấn. Ngoài ra, các thẩm phán Mỹđược quyền đưa ra các phán quyết mang tính giảithích, trong đó xác định quyền của các bên theo mộtđạo luật, một di chúc hoặc một hợp đồng. Phán quyếtđó không có ý nghĩa như một lệnh bắt buộc thựchiện. Các tòa án liên bang có quyền được thực hiệnnăng lực của mình theo Đạo luật phán quyết giảithích liên bang năm 1934, và ba phần tư số bang chophép các tòa án của mình được thực hiện quyền này.Mặc dù có sự khác nhau giữa một tranh chấp trừutượng mà tòa phải tránh, với một tình huống có thểđưa ra phán quyết giải thích, nhưng trên thực tế,đường ranh giới giữa hai vấn đề này rất khó phânbiệt.Luận điểm phải cụ thểMột hạn chế khác khống chế ngành tư pháp liên banglà các thẩm phán sẽ không xét xử các vụ việc theotình, nếu đầu tiên người đệ đơn không viện dẫn đượcmột nội dung cụ thể của Hiến pháp làm cơ sở choluận điểm của mình. Chẳng hạn, Tu chính án Hiếnpháp thứ nhất cấm chính quyền thông qua các luật“đề cao cơ sở tôn giáo”. Năm 1989, bang New Yorklập ra một hạt giáo dục đặc biệt chỉ phục vụ lợi íchcủa một nhóm Do thái giáo dòng Hasids có gốc ĐôngÂu gọi là Satmar Hasids; đây là một tổ chức từ chốihòa nhập v ...