Danh mục tài liệu

Từ Hán Việt – Bình diện ngữ nghĩa

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 668.48 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 2    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo thống kê của Macpero, tiếng Việt có hơn 60% từ gốc Hán. Có 4 nguyên nhân là: Chính sách xâm lược của người Hán, sự chung sống của người Hán trên đất Giao Châu, sự truyền bá văn hóa học thuật Hán, tính thuyết phục của tiếng Hán. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ Hán Việt – Bình diện ngữ nghĩaKỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần IITỪ HÁN VIỆT – BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨATS. Trần Tiến KhôiBộ môn Việt Nam học, Đại học Thăng LongTóm tắt: Theo thống kê của Macpero, tiếng Việt có hơn 60% từ gốc Hán. Có 4nguyên nhân là: Chính sách xâm lược của người Hán, sự chung sống của người Hán trên đấtGiao Châu, sự truyền bá văn hóa học thuật Hán, tính thuyết phục của tiếng Hán. Tuy vậy,người Việt đã tiếp thu tiếng Hán một cách sáng tạo theo 4 xu hướng sau trên bình diện ngữnghĩa: Giữ nguyên gốc Hán, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, biến đổi hoàn toàn về nghĩa. Thếnhưng về mặt từ pháp, từ Hán Việt lại tuân thủ quy tắt cấu tạo từ của tiếng Hán, chúng đượckết hợp theo nguyên tắc phụ - chính, trong khi từ ghép tiếng Việt lại cấu tạo theo nguyên tắcchính - phụ. Bên cạnh đó, từ Hán Việt có số lượng từ đồng nghĩa khá lớn, ví dụ, có đến 15 từđồng nghĩa với từ “người”… Tất cả những nguyên nhân trên khiến lớp từ Hán Việt vẫn là ràocản đối với người Việt. Để giải quyết khó khăn trên, cần trang bị cho người Việt 3000 chữHán thông dụng và một số quy tắc về từ pháp tiếng Hán. Hiện tượng Việt hóa từ Hán Việt làhợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ, thể hiện sự sáng tạo trong tiếp biến văn hóa củangười Việt.Từ khóa: tiếng Việt, từ gốc Hán, người Hán, văn hóa học thuật Hán, bình diện ngữnghĩa, từ Hán Việt, nguyên tắc phụ - chính, nguyên tắc chính - phụ, “người”, 3000 chữ Hánthông dụng, quy tắc về từ pháp tiếng Hán, quy luật phát triển của ngôn ngữ, tiếp biến văn hóa.I. ĐẶT VẤN ĐỀTiếng Việt có số lượng từ Hán Việt rất lớn. Cho đến nay các công trình chuyên khảotừ Hán Việt đã giải quyết các vấn đề cơ bản về nguồn gốc cũng như các bình diện ngôn ngữcủa từ Hán Việt. Tuy vậy, từ Hán Việt đối với người Việt Nam nói chung và học sinh, sinhviên nói riêng vẫn là một rào cản không nhỏ, mặc dù người học được trang bị một cách hệthống và liên tục qua các cấp học.Sự khó khăn khi tiếp cận và sử dụng từ Hán Việt thể hiện ở nhiều bình diện. Trong đó,rõ nhất vẫn là bình diện ngữ nghĩa của từ. Người dùng không hiểu rõ nghĩa của từ dẫn đếnviết sai chính tả; người dùng không nắm được nguyên tắc từ pháp của từ dẫn đến hiểu theo lốichủ quan, áp đặt theo từ thuần việt đồng âm, không hiểu nghĩa, viết trật tự từ sai…Từ thực tế giảng dạy, nghiên cứu và trên cơ sở những tài liệu đã công bố, chúng tôibước đầu tìm hiểu một số vấn đề về bình diện nghĩa của từ Hán Việt.II. NỘI DUNG2.1. Nguyên nhân khiến từ Hán Việt chiếm tỷ lệ lớn trong tiếng ViệtNăm 1912, Macpero là người đầu tiên đã tiến hành thống kê và ông đã ngạc nhiên khithấy rằng có đến hơn 60% vốn từ tiếng Việt là từ gốc Hán.Nguyên nhân chính là do hoàn cảnh địa lý và điều kiện lịch sử. Từ lâu đời, người Việtvà người Hán, tiếng Việt và tiếng Hán đã có sự giao lưu văn hóa và tiếp xúc ngôn ngữ. Mộttrong những kết quả của sự giao lưu và tiếp xúc đó là tiếng Việt đã tiếp nhận và Việt hóa mộtsố lượng lớn từ ngữ gốc Hán để làm giàu thêm ngôn ngữ của mình. Cụ thể có thể nêu nhữngnguyên nhân sau:Trường Đại học Thăng Long302Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II2.1.1.Chính sách xâm lược của người HánSử sách ghi, từ thời Tần Thủy Hoàng, người Hán đã thực hiện cuộc “Nam xâm” (207204 TCN). Tiếp đến là Triệu Đà từ năm 179 TCN đã chính thức đặt ách thống trị lên nướcNam. Như vậy suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, về sau là Minh thuộc 20 năm, bên cạnh cácchính sách đô hộ khác, việc đồng hóa dân tộc Việt Nam về văn hóa và ngôn ngữ là điều ngườiHán có chủ ý.2.1.2.Sự chung sống của người Hán trên đất Giao ChâuTheo chân các cuộc xâm lược là hàng vạn binh lính người Hán sang sinh sống ở GiaoChâu. Thêm nữa là hàng vạn người Hán tràn qua biên giới gồm thương nhân, người tỵ nạnchính trị… Họ được chính quyền đô hộ ủng hộ, dần dần thâm nhập vào các mặt hoạt độngquan trọng của XH Việt Nam. Không ít trường hợp pha trộn dòng máu Hán - Việt để cho rađời thế hệ mới. Tình hình đan xen cư dân như vậy tất yếu dẫn đến sự tiếp xúc chặt chẽ, lâu dàigiữa tiếng Hán và tiếng Việt.2.1.3.Sự truyền bá chữ Hán, tiếng Hán và văn hóa học thuật HánChữ Hán được người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng 3000 năm, là thứ văn tự có sốngười sử dụng đông nhất. Và chữ Hán trở thành công cụ hữu hiệu để truyền bá văn hóa Hánsang các nước khác. Ở Việt Nam, từ thời Hán, kinh điển Nho giáo đã được truyền sang bởicác Thái thú như Nhâm Diên, Tích Quang, Sỹ Nhiếp. Số lượng và quy mô trường dạy chữHán cũng được mở rộng. Và dần dần chữ Hán được sử dụng như văn tự chính thống. Kể cảsau khi giành được độc lập năm 938, chữ Hán vẫn tiếp tục được sử dụng. Năm 1075, nhà Lýcho mở khoa thi chữ Hán đầu tiên. Từ đó về sau trải qua các triều đại, các khoa thi chữ Hántiếp tục được tổ chức, cho đến các khoa thi cuối cùng chấm dứt vào thập niên thứ hai của thếkỷ 20. Như vậy suốt hơn 2000 năm chữ Hán được truyền bá, sử dụng trong mọi hoạt động củađời sống và khoa cử nên sự ảnh hưởng của nó không hề nhỏ. Hiện tượng này không chỉ ở ViệtNam mà còn d ...