Danh mục tài liệu

Tự học nấu các món ăn Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.12 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là món ăn trong bửa cơm gia đình, mang vị ngọt thanh của cá và mận chin, vị chua chua của mận. Ăn nóng với cơm, nghe mùi thơm từ cá ,mận cộng thêm mùi ngò, tiêu. Nguyên vật liệu: 1 con cá điêu hồng tươi khoảng 700g khoảng 10 quả mận (chọn loại mân có vị hơi chua) 1 củ hành tây, 3 củ hành tím 1 củ gừng, vài cọng ngò để trang trí, ớt tỉa hoa Gia vị: muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự học nấu các món ăn Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA SINH HỌC -----///----- BÀI TỰ HỌC MÔN: MÓN ĂN VIỆT NAM GVHD: Lê Thị Mỹ Trà SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư Lớp : 31K8 Năm học: 2008 – 2009 Tháng 12 năm 2008 A. Món ăn gia đình: CÁ ĐIÊU HỒNG HẤP MẬN Đây là món ăn trong bửa cơm gia đình, mang vị ngọt thanh của cá và mận chin, vị chua chua của mận. Ăn nóng với cơm, nghe mùi thơm từ cá ,mận cộng thêm mùi ngò, tiêu. I. Nguyên vật liệu: - 1 con cá điêu hồng tươi khoảng 700g - khoảng 10 quả mận (chọn loại mân có vị hơi chua) - 1 củ hành tây, 3 củ hành tím - 1 củ gừng, vài cọng ngò để trang trí, ớt tỉa hoa - Gia vị: muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi II. Cách thực hiện: Sơ chế: Cá mua về làm sạch, để ráo nước, có thể cắt cá ra làm hai hoặc không tùy thích. Tỏi, củ hành tím băm nhuyễn, phi thơm. Gừng phân nửa cắt sợi mỏng, nửa giã nhuyễn vắt lấy nước. Mận rửa sạch, chẻ làm 2 hay 4 tùy mận lớn hay nhỏ, bỏ hạt, cắt bỏ phần môi. Hành tây cắt múi nhỏ. Chế biến: Ướp cá với một ít muối, đường , bột ngọt, tiêu, nước gừng, hành tỏi phi thơm. Chú ý, thoa hỗn hợp đều khắp mình và cả trong bụng cá. Để khoảng 10 phút cho cá thấm gia vị. Chọn một cái khay lớn, xếp một ít mân dưới đáy khay, xếp cá lên trên sau đó xếp hết phần mận còn lại lên trên cá. Bỏ khay cá vào xửng hấp khoảng 15 phút thì cho hành tây vào khay hấp chung. Khoảng 20 phút thì cá chín. III. Trình bày: Xếp cá ra đĩa bàn lớn, xếp mận, hành tây xung quanh, rãi gừng cắt sợi lên mình cá, trang trí them vài cọng ngò, ớt tỉa hoa lên trên. Dọn chung với 1 chén nước mắm ớt, ăn với cơm hay cuốn bánh tráng đều ngon (nếu cuốn bánh tráng thì chấm nước mắm me). B. Phân biệt gia vị của người miền Bắc – Trung – Nam: Những món ăn Việt Nam mang hương vị độc đáo và đặc biệt chính bởi sự tinh tế và cầu kỳ trong cách sử dụng các loại gia vị. Có thể nói gia vị đã làm nên linh hồn cho mỗi món ăn. Việt Nam là một quốc gia xinh đẹp, được thiên nhiên ban tặng rất nhiều những loại thực phẩm tươi ngon và độc đáo. Cùng với sự khéo léo và sáng tạo của con người nơi đây trong việc phối hợp, pha trộn những loại gia vị mà món ăn Việt trở nên hấp dẫn và độc đáo. Gia vị không phải là nguyên liệu chính làm nên món ăn nhưng nó là yêu tố quan trọng tạo nên mùi vị và hương sắc cho món ăn. Gia vị mà người Việt sử dụng vô cùng đa dạng và phong phú. Từ các loại rau thơm như hành, húng, tía tô, thìa là…đến những loại như chanh, ớt, hạt tiêu…Từ những loại gia vị có được nhờ lên men như mắm tôm, dấm, mẻ…đến những loại chưng cất như mắm … Mỗi một món ăn nhất thiết phải có những loại gia vị để làm nên đặc trưng của món ăn đó. Chính vì thế, sử dụng gia vị cũng phải rất tinh tế, cẩn thận. Sự phong phú về chủng loại của từng loại gia vị cũng như sự tinh tế trong cách sử dụng đã làm nên sự độc đáo và đặc biệt cho ẩm thực Việt Nam. Vậy, người Việt Nam ở mỗi vùng khác nhau trên đất nước có loại và cách sử dụng gia vị khác nhau hay không? Xin thưa là có. Mỗi vùng, mỗi miền trên đất nước đều có các tập quán riêng về ăn uống và có ít nhiều thay đổi về cách nấu nướng, cách nêm nếm, và cách sử dụng gia vị. Thói quen ăn uống hay là khẩu vị của người miền Bắc và miền Nam khác nhau khá nhiều. Ví dụ: người miền Bắc ăn mặn hơn người miền Nam, gia vị ít hơn và đơn giản hơn, thịt heo luộc chấm nước mắm không có tỏi ớt chanh đường gì hết, phở thì lúc nào cũng có mấy cọng hành để nguyên, phở tái thì lúc nào cũng bằm thịt bò nát ra rồi đập cái bẹp một cái rồi cho cả vào tô... Người miền Bắc thì chú trọng hình thức của bữa ăn, gia vị hay dùng là mặn và chua, còn người miền Nam thì chú trọng nội dung của bữa ăn, gia vị hay dùng là ngọt và cay. Các món ăn miền Bắc nếu cần độ chua thì sử dụng độ chua dịu của giấm bỗng, của mẻ, của quả sấu..... Các món ăn thường có gia vị mặn đậm đà, ít dùng chất đường vì cho rằng nêm đường nhiều, món ăn sẽ ngọt lờ lợ. Trái lại, miền Nam thường sử dụng độ chua nhiều của me, của chanh, hay nêm thêm đường vào các món ăn cho dịu và thường dùng nhiều nước dừa tươi hay nước cốt dừa trong các món nấu, dùng gia vị cay của ớt. Miền Trung cũng sử dụng vị cay nhiều của ớt nhất là ớt hiểm, về độ mặn cũng tương tự như miền Bắc. . Người miền Trung ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh, màu sắc hồng mộc mạc và Chặt to kho mặn. Những thứ như mắm, cá kho, ớt, hạt tiêu, tỏi, gừng thường được ưa chuộng bởi những ngày thời tiết thay đổi... C. Phong cách ăn của các miền Miền bắc: Người miền Bắc thường ăn 3 bữa chính thôi và ăn nhiều 1 lần luôn. Các vùng châu thổ phía Bắc là nơi tổ tiên ta sớm định cư từ lâu đời, mọi cái ăn, các mặc đều được sàng lọc, đúc kết để trở nên chuẩn mực của làng, của nước. Dù lâm vào cảnh đói nghèo cũn ...