Danh mục tài liệu

Tự lãnh đạo - Đỉnh cao của lãnh đạo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế giới ngày càng phát triển. Một điều kỳ lạ là càng phát triển lại càng bất ổn. Khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Lãnh đạo thực sự ngày càng thiếu hụt ở mọi tổ chức, dù đó là đạo giáo hay đảng phái, dù đó là kinh doanh hay thể thao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự lãnh đạo - Đỉnh cao của lãnh đạo Tự lãnh đạo - Đỉnh cao của lãnh đạoThế giới ngày càng phát triển. Một điều kỳ lạ là càng phát triển lại càng bất ổn.Khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Lãnh đạo thực sự ngày càng thiếu hụt ởmọi tổ chức, dù đó là đạo giáo hay đảng phái, dù đó là kinh doanh hay thể thao...Khắp nơi trên thế giới người ta càng ngày càng ít tin vào giới lãnh đạo. Các nhàlãnh đạo chỉ lo lãnh đạo bắt bẻ người khác mà bỏ qua chính mình không mộtchút băn khoăn. Tự lãnh đạo bản thân là đỉnh cao của lãnh đạo, cũng là cái gốc,nền tảng để vươn tới tầm cao. Gốc không có làm sao đạt tới đỉnh. Gốc của lãnh đạolà hiến tài mới hái tiền, sung sướng là phụng sự rồi mới hưởng thụ.Chuyện kể rằng, một bà mẹ dẫn cậu con trai của mình, cậu bé mắc chứng ăn đườngvô độ, đến gặp thánh Gandhi và thỉnh cầu ngài giúp khuyên cậu bé để cậu békhông ăn đường nữa. Thánh Gandhi cười và nói với bà mẹ rằng: “Hai tuần sau bàdẫn cháu đến gặp lại tôi”. Nghe lời Ganhdi bà mẹ dẫn cậu bé về và hai tuần sauquay lại. Lần này, Ganhdi chân thành “Xin lỗi bà tôi vẫn chưa thể giúp cháu được,một tuần sau bà dẫn cháu đến gặp tôi”. Bà mẹ lại dẫn con về và một tuần sau lạimang con đến gặp Ganhdi. Thật kỳ lạ, Gandhi chỉ gặp cậu bé trong vòng năm phútmà sau đó cậu bé giảm hẳn ăn đường. Ít lâu sau, gặp lại Ghandi bà mẹ chân thànhcám ơn và không khỏi tò mò hỏi thánh Gandhi: “Vì sao chỉ mất có năm phútkhuyên nhủ cháu mà ngài bắt mẹ con tôi phải chờ ba tuần liền và mất công đi lạithêm hai lần như vậy?”. Gandhi nhìn bà mẹ cười thành thật: “Trước khi gặp mẹcon bà tôi cũng là người ăn đường rất nhiều”.Chính vì trước đây Gandhi cũng là người ăn đường rất nhiều nên ông cần tự lãnhđạo mình, chữa mình trước, rồi mới khuyên cậu bé. Đó cũng là lý do vì sao phảimất ba tuần sau Gandhi mới gặp cậu bé. Ông cha ta có câu “Tu thân –Tề gia – TrịQuốc – Bình thiên hạ”. Nhà lãnh đạo tài ba Gandhi luôn thấm nhuần “Muốn lãnhđạo được người khác trước tiên phải lãnh đạo chính mình một cách chuẩn xác”.Lãnh đạo là tạo gương. Tự lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của lãnh đạo.Một trong các khác biệt cơ bản nhất giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo tập trungvào thay đổi, cải cách, quản lý tập trung vào duy trì ổn định. Thế kỷ 21, biến đổikhí hậu mãnh liệt hơn, khủng hoảng liên tục hơn, trầm trọng hơn, vai trò lãnh đạocàng ngày càng chiếm ưu thế. Làm chủ nghệ thuật lãnh đạo càng cấp bách hơn baogiờ hết. Cũng vì lẽ đó, người lãnh đạo càng cần tự lãnh đạo tự đổi mới mình trướckhi lãnh đạo và đổi mới người khác. Không thể lãnh đạo kiểu “treo đầu dê bán thịtchó”, “nói một đường làm một nẻo”. Người lãnh đạo thực sự không phải là ngườiđể quần chúng phải cảnh giác và nhắc nhở lẫn nhau “đừng nghe lãnh đạo nói hãyxem lãnh đạo làm”. Một trong những phẩm chất quan trọng của lãnh đạo là trungthực. Đỉnh cao của trung thực là trung thực với chính mình. Một hành động đẹp đèbẹp triệu lời bàn suông. Sức mạnh thực thụ của lời nói là sức mạnh của lời nóiđược bảo đảm bằng việc làm, bằng tấm gương tự thân.Ở cảng nọ, sau trận cuồng phong, chỉ còn một con tàu quay về cảng. Các nhà báođến phỏng vấn vị thuyền trưởng tại sao các tàu khác bị lật đắm mà tàu của ông vẫnan toàn trở về. Thuyền trưởng khẽ khàng: “Tôi luôn lái tàu lao thẳng vào tâm bão”.Người lãnh đạo cũng như thuyền trường của một con thuyền, khi đối mặt với bãotố họ chính là người ảnh hưởng đến sống chết của tất cả những thành viên khác.Thuyền trưởng – lãnh đạo cao nhất của con tàu trong bão dông, đã thấm nhuầnrằng cách duy nhất để sống còn là lao vào tâm bão. Lãnh đạo luôn hiện diện và đốiđầu với khó khăn với sóng gió, chèo chống để bảo đảm an toàn cho người và của.Đối mặt, không né tránh, không bỏ chạy. Né tránh thì chỉ có nước chết. Biết vậynhưng bao thuyền trưởng khác không đủ dũng cảm để lao vào tâm bão và họ đãmãi mãi vùi xương nơi đáy biển.Chuyện xưa cũng kể rằng, loài quỷ nắm giữ một báu vật và không muốn cho loàingười có được nó. Chúng bàn nhau tìm cách cất dấu thật kỹ báu vật đó đi. Chúngđịnh dấu lên núi cao, nhưng không được vì loài người luôn háo hức chinh phụcđỉnh cao. Định dấu xuống đáy biển nhưng chúng biết loài người sẽ khoan sâu dướiđáy biển nhiều cây số. Định dấu lên cung trăng nhưng chúng biết rằng loài ngườisẽ chinh phục được tận sao Hỏa sao Kim. Cuối cùng chúng đã dấu báu vật nơi màcon người không bao giờ ngó đến, thật bất ngờ đó chính là trong trái tim của họ.Và quả vậy, đến tận bây giờ con người vẫn lao đi tìm hạnh phúc ở những nơi xaxôi khác mà bỏ qua trái tim mình không thương tiếc.Ngày nảy ngày nay, chuyện kể rằng, loài quỉ giờ đây còn ác độc hơn, chúng cấyvào trái tim con người một loại virus lây nhiễm rất nhanh. Đấy là virus “thamlam”. Ác độc hơn chúng cấy loại virus cực mạnh là “tham, sân, si” vào trái tim cácnhà lãnh đạo.Quỉ ngày nay khác hẳn quỉ ngày xưa. Chỉ con người là vẫn vậy, vẫn tham lamchinh phục chiếm đoạt những thứ bên ngoài mình. Họ càng lệch hướng c ...