Danh mục tài liệu

Từ vấn đề 'nhà nước phong kiến' Trung Hoa tìm hiểu mối quan hệ 'phong – kiến' ở Việt Nam thời trung đại

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.75 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổ chức nhà nước Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có phải phong kiến (?) là vấn đề được tranh luận, bàn thảo rất nhiều trên các diễn đàn học thuật từ gần một thế kỉ trước. Về đại thể, khi tìm hiểu về đặc trưng nhà nước phong kiến, các nhà nghiên cứu đã giải thích bằng ba biểu hiện: “phong bang (hoặc phong thổ) - kiến chế (hoặc kiến quốc), “phong tước - kiến địa” và mô hình phong kiến được dịch từ thuật ngữ “féodalité” của phương Tây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ vấn đề “nhà nước phong kiến” Trung Hoa tìm hiểu mối quan hệ “phong – kiến” ở Việt Nam thời trung đạiHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0037Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 153-161This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỪ VẤN ĐỀ “NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN” TRUNG HOA TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ “PHONG – KIẾN” Ở VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Phạm Hoàng Mạnh Hà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Tóm tắt. Tổ chức nhà nước Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có phải phong kiến (?) là vấn đề được tranh luận, bàn thảo rất nhiều trên các diễn đàn học thuật từ gần một thế kỉ trước. Về đại thể, khi tìm hiểu về đặc trưng nhà nước phong kiến, các nhà nghiên cứu đã giải thích bằng ba biểu hiện: “phong bang (hoặc phong thổ) - kiến chế (hoặc kiến quốc), “phong tước - kiến địa” và mô hình phong kiến được dịch từ thuật ngữ “féodalité” của phương Tây. Giữa “féodalité phương Tây” và “phong kiến Trung Hoa” (bao gồm cả “phong bang - kiến chế” và “phong tước - kiến địa”) dẫu có một số khác biệt về biểu hiện, về thời điểm xuất hiện, kết thúc, đặc biệt là quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất… nhưng cả ba thể chế chính trị này đều có chung “mẫu số” là đất phong (hay lãnh địa riêng). Qua một số trường hợp điển hình, chúng tôi nhận thấy, ở Việt Nam, việc phong tước diễn ra rất phổ biến suốt thời Trung đại nhưng không đi kèm với “phong bang” hay “kiến địa”. Những vùng đất được ban thưởng cho mỗi cá nhân thực chất chỉ là “lộc điền”, “lộc thổ”. Trên cơ sở so sánh đối chiếu bước đầu, chúng tôi cho rằng tổ chức nhà nước Việt Nam thời Trung đại không tương đồng với nội hàm các khái niệm đã nêu. Từ khóa: nhà nước phong kiến, tước vị, đất phong.1. Mở đầu Tổ chức nhà nước Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có phải phong kiến (?) là vấn đềđược tranh luận, bàn thảo rất nhiều trên các diễn đàn học thuật từ gần một thế kỉ trước. Năm1934, trong một chuyên luận, tác giả Phan Khôi đã thống kê một số mệnh đề như: “Người mìnhchịu áp bách dưới chế độ phong kiến mấy ngàn năm”, “Ngày nay chúng ta bắt đầu thoát ly khỏichế độ phong kiến” và đặt câu hỏi: “Lịch sử nước ta từ xưa đến nay chưa hề có chế độ phongkiến, thì người mình bởi đâu chịu nó áp bách, chúng ta ngày nay việc gì phải thoát ly?” [1;5-6]. Tuy vậy, nhiều thập kỉ sau đó, hình thái kinh tế xã hội Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến nhàNguyễn vẫn được gọi tên là “chế độ phong kiến”. Theo Nguyễn Thừa Hỷ, mô hình này tiếp thucủa Trung Hoa nhưng “được chỉnh sửa, đẽo gọt, thu nhỏ kích cỡ cho phù hợp với những điềukiện cụ thể, đặc thù của lịch sử, xã hội Việt Nam”. Tác giả gọi là “Phong kiến kiểu Việt Nam”đồng thời chỉ ra không ít độ chênh giữa “phiên bản” và “nguyên bản” [2;12]. Hướng tư duy này,theo Phan Huy Lê thì bởi “đây là thời kỳ Sử học hiện đại xây dựng trên hệ tư tưởng Mácxítđang hình thành và trong vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng vàChủ nghĩa duy vật lịch sử” [3;13]. Phải chăng vì thế mà bộ Giáo trình Lịch sử Việt Nam pháthành cuối thập niên 50 - nửa đầu thập niên 60 thế kỉ trước được đặt tên là “Lịch sử chế độphong kiến Việt Nam”; gồm 3 tập, tương ứng với ba giai đoạn phát triển: Thời kỳ hình thành vàNgày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020.Tác giả liên hệ: Phạm Hoàng Mạnh Hà. Địa chỉ e-mail: phamhoangmanhha@gmail.com 153 Phạm Hoàng Mạnh Hàbước đầu phát triển (đầu thế kỉ II Tr.CN đến đầu thế kỉ XV), Thời kỳ phát triển cực thịnh (từđầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI), Thời kỳ khủng khoảng và suy vong (từ thế kỉ XVI đến giữathế kỉ XIX). Những năm gần đây, thuật nhà “nhà nước phong kiến Việt Nam” đã được nhận thức lại.Trong các nghiên cứu đương đại, khái niệm “nhà nước quân chủ” bắt đầu phổ biến mà điển hìnhlà cuốn Tổ chức bộ máy nhà nước Quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) của NguyễnMinh Tường [4] như một cách “ngầm phủ nhận” mô hình phong kiến trong lịch sử Việt Namthời Trung đại. Dưới góc nhìn đổi mới, Nguyễn Thừa Hỷ nêu khái niệm “hệ hình quân chủ quanliêu” mà thời Lê Sơ được xem là “chuẩn hệ hình” [5;7]. Tuy nhiên, quan điểm “nhà nước phongkiến Việt Nam” vẫn xuất hiện rải rác trên truyền thông cùng một số tạp chí khoa học. Chẳng hạnnhư bài viết “Chế độ đãi ngộ của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với giám sinh Quốc tửgiám từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX” [6;77]. Xin góp một số ý kiến về chủ đề này.2. Nội dung nghiên cứu Có rất nhiều cách giải thích về khái niệm phong kiến, trong phạm vi bài viết, chúng tôi xingiới hạn trong bốn cách thức tổ chức dưới đây (theo chúng tôi là phổ biến nhất đến thời điểmhiện tại).2.1. Chế độ “p ...

Tài liệu có liên quan: