Danh mục tài liệu

Tương quan hình thái học mỏm cùng vai của bệnh nhân có hội chứng bắt chẹn vai ngoại sinh trên cộng hưởng từ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.08 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung mô tả đặc điểm hình ảnh và xác định tương quan hình thái học mỏm cùng vai của bệnh nhân có hội chứng bắt chẹn vai ngoại sinh trên cộng hưởng từ. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu. Từ 01/01/2018 đến 30/11/2022, hồi cứu 40 trường hợp có hội chứng bắt chẹn vai, 30 trường hợp không có hội chứng bắt chẹn vai, cả hai nhóm có chụp cộng hưởng từ khớp vai tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương quan hình thái học mỏm cùng vai của bệnh nhân có hội chứng bắt chẹn vai ngoại sinh trên cộng hưởng từ Trần Đại Nghĩa. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2023; 2(2): 184-190 Nghiên cứu Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch Tương quan hình thái học mỏm cùng vai của bệnh nhân có hội chứng bắt chẹn vai ngoại sinh trên cộng hưởng từ Lê Văn Phước1, Trần Đại Nghĩa2 1 Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành Phố Hồ Chí Minh. 2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và xác định tương quan hình thái học mỏm cùng vai của bệnh nhân có hội chứng bắt chẹn vai ngoại sinh trên cộng hưởng từ (CHT). Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu. Từ 01/01/2018 đến 30/11/2022, hồi cứu 40 trường hợp có hội chứng bắt chẹn vai, 30 trường hợp không có hội chứng bắt chẹn vai, cả hai nhóm có chụp cộng hưởng từ khớp vai tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Kết quả: Bệnh nhân có hội chứng bắt chẹn vai có tuổi mắc bệnh trung bình là 55. Nữ có tần suất mắc cao hơn nam, vai phải nhiều hơn vai trái. Hình dạng mỏm cùng vai dạng II (theo Bigliani) thường gặp nhất. Chỉ số góc bên mỏm cùng vai (LAA) trung bình 74,20 +/- 7,2. Khoảng cách mỏm cùng vai - xương cánh tay (AHD) 9,5mm +/- 2,4 (p < 0,05). Bề dày dây chằng quạ mỏm cùng vai 2mm +/- 0,5 (p < 0,05). Hình ảnh tổn thương rách một phần mặt khớp gân cơ trên gai thường gặp, thường gặp phân độ rách một phần độ I theo Ellman. Không tương quan giữa: tuổi và LAA, tuổi và AHD (p > 0,05). Tương quan nghịch, mức độ tương quan yếu giữa LAA và AHD (p > 0,05). Kết luận: Hình ảnh CHT của bệnh nhân bắt chẹn vai thường gặp mỏm cùng vai dạng II, rách một phần gân cơ trên gai mặt khớp độ I thường gặp nhất. Không tương quan và tương quan yếu hình thái mỏm cùng vai trên bệnh nhân có hội chứng bắt chẹn vai. Từ khóa: Cộng hưởng từ, mỏm cùng vai, bắt chẹn vai, LAA, AHD. Abstract Correlation of acromial morphology in patients with impingement syndrome on magnetic resonance imaging Objectives: To evaluate impingement syndrome findings on magnetic Ngày nhận bài: resonance imaging and find correlation of acromial morphology in patients with 20/02/2023 impingement syndrome. Ngày phản biện: Methods: Case - series and retrospective study. The magnetic resonance 24/02/2023 imaging examinations from 40 patients with impingement syndrome and 30 patients Ngày đăng bài: without impingement syndrome, who had been examined at Le Van Thinh hospital 20/4/2023 between January 2018 and November 2022, were reviewed. Tác giả liên hệ: Results: Patients with impingement syndrome, the average age of patient was Trần Đại Nghĩa Email: dr.dainghia@gmail. 55. There is a female predilection, right shoulder is more than left shoulder. The com acromial type II according to Bigliani is the most common. Mean lateral acromion ĐT: 0915838300 angle (LAA) is 74,20 +/- 7,2. Mean acromiohumeral distance (AHD) is 9,5mm +/- 2,4 184 Trần Đại Nghĩa. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2023; 2(2): 184-190 (p < 0,05). Mean coracoacromial ligament (CAL) is 2mm +/- 0,5 (p < 0,05). Partial supraspinatus tendon tear on articular side is common, partial tear grade I according to Ellman is common. No correlation between: age and LAA, age and AHD (p > 0,05). Negative and poor correlation was found between LAA and AHD (p > 0,05). Conclusions: Magnetic resonance imaging findings in patients with impingement syndrome are type II acromion. Partial supraspinatus tendon tear on articular side grade I is the most common. No correaltion and weak correlation of acromial morphology in patients with impingement syndrome. Keywords: Magnetic r ...

Tài liệu có liên quan: