Danh mục tài liệu

Ứng dụng ảnh viễn thám Landsat và công nghệ GIS đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1988-2018

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo chia sẻ cách khai thác và xử lí ảnh vệ tinh đa thời gian trong đánh giá biến động diện tích rừng. Tư liệu ảnh viễn thám Landsat 5 và Landsat 8 được sử dụng để đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1988-2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng ảnh viễn thám Landsat và công nghệ GIS đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1988-2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 6 (2020): 1074-1087 Vol. 17, No. 6 (2020): 1074-1087 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu * ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM LANDSAT VÀ CÔNG NGHỆ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 1988-2018 Tôn Sơn1,2*, Trịnh Phi Hoành3*, Dobrynin D. V.4, Mokievsky V. O.5. 1 Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam 2 Trường Đại học Vật lý Kỹ thuật Moscow, Liên bang Nga 3 Trường Đại học Sài Gòn, Việt Nam 4 Trung tâm Nghiên cứu về Biển, Đại học Quốc gia Moscow, Liên bang Nga 5 Viện Hải dương học P.P. Shirshov, Moscow, Liên bang Nga * Tác giả liên hệ: Tôn Sơn – Email: tonsonk28@gmail.com, Trịnh Phi Hoành - Email: hoanhtp.geo@gmail.com Ngày nhận bài: 02-8-2019; ngày nhận bài sửa: 09-12-2019, ngày chấp nhận đăng: 20-6-2020 TÓM TẮT Bài báo chia sẻ cách khai thác và xử lí ảnh vệ tinh đa thời gian trong đánh giá biến động diện tích rừng. Tư liệu ảnh viễn thám Landsat 5 và Landsat 8 được sử dụng để đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn (RNM) tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1988-2018. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 1988, năm 2018 và kết quả chồng xếp các bản đồ nói trên cho thấy: trong khoảng thời gian 30 năm từ 1988 đến 2018, tổng diện tích RNM ở tỉnh Trà Vinh đã giảm 70% so với ban đầu, với 15.176,2 ha năm 1988 giảm xuống còn 4497,4 ha năm 2018, giảm đi 10.678,7 ha. Tốc độ phục hồi của RNM thấp hơn gần 5 lần so với tốc độ biến mất của chúng. Cụ thể là, từ năm 1988 đến năm 2018 RNM biến mất trên diện tích 13.383,7 ha và xuất hiện mới trên diện tích 2704,9 ha, chỉ có 1792,6 ha RNM không thay đổi. Sự biến động diện tích RNM ở tỉnh Trà Vinh có liên quan đến quá trình chặt phá rừng để đào ao nuôi tôm, sạt lở bờ biển, sự hình thành RNM trên các vùng đất mới bồi ven biển, các cồn đất ở vùng cửa sông, cũng như việc trồng mới RNM trong các ao nuôi tôm kém hiệu quả. Từ khóa: biến động; rừng ngập mặn; viễn thám; tỉnh Trà Vinh 1. Đặt vấn đề Trà Vinh là tỉnh có diện tích RNM lớn thứ 2 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 7474 ha năm 2014, chiếm 8,2 % tổng diện tích RNM của toàn vùng (Vu, 2016). RNM có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, ngăn chặn gió bão, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích đất liền và điều hòa khí hậu. RNM không chỉ cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, củi, than, tanin, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài Cite this article as: Ton Son, Trinh Phi Hoanh, Dobrynin D. V., & Mokievsky V. O. (2020). Application of GIS techniques and remote sensing to assess changes in the area of mangroves in Tra Vinh province in the period of 1988-2018. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(6), 1074-1087. 1074 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tôn Sơn và tgk thủy sản, là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước và thú quý hiếm (Pham et al., 2012). Tuy nhiên, RNM ở Trà Vinh đã và đang bị suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm 90 của thế kỉ XX do phong trào chặt phá RNM để đào ao nuôi tôm, gây hưởng lớn đến các hệ sinh thái và quần thể ven biển. Tư liệu ảnh viễn thám Landsat với tính ưu việt là nguồn tư liệu cung cấp thông tin bề mặt Trái Đất với tính chất bao phủ rộng, thông tin khách quan và lặp lại theo chu kì. Vì vậy, tư liệu ảnh này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giám sát biến động lớp phủ rừng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh để đánh giá biến động diện tích rừng cho kết quả khá chính xác và khách quan, tiêu biểu như: William Nardin et al. (2016); Leon et al. (2017); Pham et al. (2019); Nguyen, & Nguyen (2017). Các tác giả tập trung đánh giá sự biến động diện tích RNM của các vùng khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn (5 năm hoặc 10 năm), vì vậy kết quả thu được chưa phản ánh rõ nét sự biến đổi về diện tích và sự phân bố không gian của RNM. Xuất phát từ thực tế trên, việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat đa thời gian và công nghệ GIS trong đánh giá ...

Tài liệu có liên quan: