
Ứng dụng nghệ thuật tạo hình (Điêu khắc - Hội hoạ - Mỹ thuật công nghiệp) trong tổ chức cảnh quan công trình thuỷ điện
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.26 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong kiến trúc công trình nói chung và kiến trúc công trình thuỷ điện nói riêng, nghệ thuật tạo hình với các hình thức biểu đạt phong phú chiếm một vị trí quan trọng trong tổ chức cảnh quan. Nhiều công trình thuỷ điện trên thế giới đã trở thành điểm du lịch thu hút hàng nghìn du khách đến để chiêm ngưỡng không chỉ ở vẻ đẹp hùng vĩ của nó mà còn ở những tác phẩm nghệ thuật giàu hình tượng. Cùng tham khỏa bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng nghệ thuật tạo hình (Điêu khắc - Hội hoạ - Mỹ thuật công nghiệp) trong tổ chức cảnh quan công trình thuỷ điện ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH (ĐIÊU KHẮC - HỘI HOẠ - MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP) TRONG TỔ CHỨC CẢNH QUAN CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN Phạm Thị Liên Hương Tóm tắt: Trong kiến trúc công trình nói chung và kiến trúc công trình thuỷ điện nói riêng, nghệ thuật tạo hình với các hình thức biểu đạt phong phú chiếm một vị trí quan trọng trong tổ chức cảnh quan. Nghệ thuật tạo hình góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ cho môi trường kiến trúc, sức biểu hiện của kiến trúc sẽ tăng lên rất nhiều nhờ sự góp mặt của các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, phù điêu.... Nhiều công trình thuỷ điện trên thế giới đã trở thành điểm du lịch thu hút hàng nghìn du khách đến để chiêm ngưỡng không chỉ ở vẻ đẹp hùng vĩ của nó mà còn ở những tác phẩm nghệ thuật giàu hình tượng như đập Hoover trên sông Colorado - Mỹ hay đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang - Trung Quốc... Từ khoá: nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, công trình thuỷ điện, đập 1. MỞ ĐẦU Nghệ thuật là danh từ chỉ hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, kiến trúc... Đó là những hình thái đặc biệt của ý thức xã hội được con người thụ cảm bằng nhiều giác quan khác nhau, trong đó nghệ thuật tạo hình tiếp cận con người thông qua cửa ngõ thị giác và cùng chung một hệ thống ngôn ngữ là đường nét, hình khối, màu sắc... Nghệ thuật tạo hình thể hiện trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ mà cụ thể là tượng đài, các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, phù điêu, tranh tường bằng nhiều chất liệu hay các hình thức mỹ thuật công nghiệp khác. Nghệ thuật bắt nguồn từ lao động, do đó nó luôn gắn liền với cuộc sống, phản ánh những hình ảnh đời thường. Với ngôn ngữ giản dị gần gũi của mình, nghệ thuật tạo hình góp phần làm cuộc sống trở nên thú vị hơn, sống động hơn. 2. VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TỔ CHỨC CẢNH QUAN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN Trong kiến trúc công trình nói chung và kiến trúc công trình thuỷ điện nói riêng, nghệ thuật tạo hình luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong tổ chức cảnh quan. Đó là một trong 5 yếu tố hình khối cơ bản làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển tổ chức cảnh quan của mọi công trình thủy điện (CTTĐ) bao gồm địa hình, mặt nước, cây xanh, kiến trúc công trình và các phẩm nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo hình với ngôn ngữ phong phú của mình sẽ góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ cho môi trường kiến trúc, sức biểu hiện của kiến trúc sẽ tăng lên rất nhiều nhờ sự góp mặt của các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, phù điêu... Nghệ thuật tạo hình (NTTH) không chỉ đơn thuần mang tính chất trang trí, bố cục không gian mà còn tác động đến tư tưởng, tình cảm của người lao động và công chúng thưởng ngoạn công trình. 1 Kiến trúc công trình thuỷ điện với những đường nét đặc trưng riêng của loại hình công trình đặc thù kỹ thuật, trong đó đập dâng và đập tràn là thành phần kiến trúc lớn nhất, gây ấn tượng mạnh nhất và có vai trò quyết định trong việc tổ chức hình thức cũng như định hướng không gian cảnh quan, phân chia khu vực thượng lưu và hạ lưu. Các công trình này thường có kích thước lớn nằm trong một tổng thể không gian địa hình-mặt nước bao la tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, ấn tượng. Tuy nhiên từ những điểm quan sát gần, kiến trúc thuỷ điện tồn tại nhiều mảng không gian đơn điệu do trường nhìn quá lớn của nó. Do vậy, nghệ thuật tạo hình với ngôn ngữ phong phú của mình đã đem đến một lời giải hợp lý cho bài toán tổ chức không gian cảnh quan này: + NTTH tạo nên điểm nhấn, điểm định hướng không gian cho cảnh quan khu vực hạ lưu đồng thời góp phần làm giảm bớt sự đơn điệu trong hình thức đập do chiều dài khá lớn của đập trong trường thị giác. + NTTH kết hợp với bể cảnh hoặc bố trí đan xen hợp lý trong không gian cây xanh với nhiều cao độ địa hình khác nhau sẽ tăng tính sinh động cho không gian cảnh quan, tạo ra môi trường thẩm mỹ chất lượng cao cho người thưởng ngoạn. + NTTH đóng vai trò làm trung gian liên kết các phần của không gian cảnh quan, tạo sự hài hoà giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố nhân tạo trong môi cảnh. + NTTH trở thành hình ảnh quảng bá cho công trình nhằm thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu lợi lớn cho địa phương. Với vai trò của mình, nghệ thuật tạo hình đã góp phần không nhỏ trong tổ chức cảnh quan kiến trúc CTTĐ. Nhiều CTTĐ trên thế giới đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của nó như đập Hoover - Mỹ hay đập Tam Hiệp - Trung Quốc... 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TỔ CHỨC CẢNH QUAN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN Nghệ thuật tạo hình với hình thức biểu đạt rất phong phú và đa dạng thường được khai thác dưới các dạng sau: a. Đài tưởng niệm - Tượng đài Trong nhiều CTTĐ, tượng đài thường khắc tạc những vị lãnh tụ nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thuỷ điện Hoà Bình - Việt Nam hoặc những người có công sáng lập ra những công trình vĩ đại đó như tượng đài tổng thống Mỹ Franklin.D Roosevent trong đập Grand-Coulle - Hình 1. Tượng đài Bác Hồ trong CTTĐ Hoà Bình - Việt Nam Mỹ... hoặc đài tượng niệm ghi nhận công lao của những người thợ xây dựng công trình (hình 1, 2). 2 Trong tổ chức cảnh quan, những tượng đài hoặc đài tưởng niệm hoành tráng thường đóng vai trò chuyển tiếp nội dung tư tưởng của công trình ra không gian bên ngoài; do vậy, cần có không gian rộng để thụ cảm từ mọi góc độ quan sát. Thông thường, chúng được tổ chức trong không gian lớn hoặc các địa điểm bố trí đặc biệt như các điểm cao, điểm kết các trục không gian hoặc những vị trí có khả năng khống chế thị giác mạnh. Với hình thức và tỷ lệ hợp lý, hình ảnh của chúng sẽ nổi bật trên nền công trình đập, tạo nên điểm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng nghệ thuật tạo hình (Điêu khắc - Hội hoạ - Mỹ thuật công nghiệp) trong tổ chức cảnh quan công trình thuỷ điện ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH (ĐIÊU KHẮC - HỘI HOẠ - MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP) TRONG TỔ CHỨC CẢNH QUAN CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN Phạm Thị Liên Hương Tóm tắt: Trong kiến trúc công trình nói chung và kiến trúc công trình thuỷ điện nói riêng, nghệ thuật tạo hình với các hình thức biểu đạt phong phú chiếm một vị trí quan trọng trong tổ chức cảnh quan. Nghệ thuật tạo hình góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ cho môi trường kiến trúc, sức biểu hiện của kiến trúc sẽ tăng lên rất nhiều nhờ sự góp mặt của các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, phù điêu.... Nhiều công trình thuỷ điện trên thế giới đã trở thành điểm du lịch thu hút hàng nghìn du khách đến để chiêm ngưỡng không chỉ ở vẻ đẹp hùng vĩ của nó mà còn ở những tác phẩm nghệ thuật giàu hình tượng như đập Hoover trên sông Colorado - Mỹ hay đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang - Trung Quốc... Từ khoá: nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, công trình thuỷ điện, đập 1. MỞ ĐẦU Nghệ thuật là danh từ chỉ hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, kiến trúc... Đó là những hình thái đặc biệt của ý thức xã hội được con người thụ cảm bằng nhiều giác quan khác nhau, trong đó nghệ thuật tạo hình tiếp cận con người thông qua cửa ngõ thị giác và cùng chung một hệ thống ngôn ngữ là đường nét, hình khối, màu sắc... Nghệ thuật tạo hình thể hiện trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ mà cụ thể là tượng đài, các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, phù điêu, tranh tường bằng nhiều chất liệu hay các hình thức mỹ thuật công nghiệp khác. Nghệ thuật bắt nguồn từ lao động, do đó nó luôn gắn liền với cuộc sống, phản ánh những hình ảnh đời thường. Với ngôn ngữ giản dị gần gũi của mình, nghệ thuật tạo hình góp phần làm cuộc sống trở nên thú vị hơn, sống động hơn. 2. VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TỔ CHỨC CẢNH QUAN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN Trong kiến trúc công trình nói chung và kiến trúc công trình thuỷ điện nói riêng, nghệ thuật tạo hình luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong tổ chức cảnh quan. Đó là một trong 5 yếu tố hình khối cơ bản làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển tổ chức cảnh quan của mọi công trình thủy điện (CTTĐ) bao gồm địa hình, mặt nước, cây xanh, kiến trúc công trình và các phẩm nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo hình với ngôn ngữ phong phú của mình sẽ góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ cho môi trường kiến trúc, sức biểu hiện của kiến trúc sẽ tăng lên rất nhiều nhờ sự góp mặt của các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, phù điêu... Nghệ thuật tạo hình (NTTH) không chỉ đơn thuần mang tính chất trang trí, bố cục không gian mà còn tác động đến tư tưởng, tình cảm của người lao động và công chúng thưởng ngoạn công trình. 1 Kiến trúc công trình thuỷ điện với những đường nét đặc trưng riêng của loại hình công trình đặc thù kỹ thuật, trong đó đập dâng và đập tràn là thành phần kiến trúc lớn nhất, gây ấn tượng mạnh nhất và có vai trò quyết định trong việc tổ chức hình thức cũng như định hướng không gian cảnh quan, phân chia khu vực thượng lưu và hạ lưu. Các công trình này thường có kích thước lớn nằm trong một tổng thể không gian địa hình-mặt nước bao la tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, ấn tượng. Tuy nhiên từ những điểm quan sát gần, kiến trúc thuỷ điện tồn tại nhiều mảng không gian đơn điệu do trường nhìn quá lớn của nó. Do vậy, nghệ thuật tạo hình với ngôn ngữ phong phú của mình đã đem đến một lời giải hợp lý cho bài toán tổ chức không gian cảnh quan này: + NTTH tạo nên điểm nhấn, điểm định hướng không gian cho cảnh quan khu vực hạ lưu đồng thời góp phần làm giảm bớt sự đơn điệu trong hình thức đập do chiều dài khá lớn của đập trong trường thị giác. + NTTH kết hợp với bể cảnh hoặc bố trí đan xen hợp lý trong không gian cây xanh với nhiều cao độ địa hình khác nhau sẽ tăng tính sinh động cho không gian cảnh quan, tạo ra môi trường thẩm mỹ chất lượng cao cho người thưởng ngoạn. + NTTH đóng vai trò làm trung gian liên kết các phần của không gian cảnh quan, tạo sự hài hoà giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố nhân tạo trong môi cảnh. + NTTH trở thành hình ảnh quảng bá cho công trình nhằm thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu lợi lớn cho địa phương. Với vai trò của mình, nghệ thuật tạo hình đã góp phần không nhỏ trong tổ chức cảnh quan kiến trúc CTTĐ. Nhiều CTTĐ trên thế giới đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của nó như đập Hoover - Mỹ hay đập Tam Hiệp - Trung Quốc... 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TỔ CHỨC CẢNH QUAN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN Nghệ thuật tạo hình với hình thức biểu đạt rất phong phú và đa dạng thường được khai thác dưới các dạng sau: a. Đài tưởng niệm - Tượng đài Trong nhiều CTTĐ, tượng đài thường khắc tạc những vị lãnh tụ nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thuỷ điện Hoà Bình - Việt Nam hoặc những người có công sáng lập ra những công trình vĩ đại đó như tượng đài tổng thống Mỹ Franklin.D Roosevent trong đập Grand-Coulle - Hình 1. Tượng đài Bác Hồ trong CTTĐ Hoà Bình - Việt Nam Mỹ... hoặc đài tượng niệm ghi nhận công lao của những người thợ xây dựng công trình (hình 1, 2). 2 Trong tổ chức cảnh quan, những tượng đài hoặc đài tưởng niệm hoành tráng thường đóng vai trò chuyển tiếp nội dung tư tưởng của công trình ra không gian bên ngoài; do vậy, cần có không gian rộng để thụ cảm từ mọi góc độ quan sát. Thông thường, chúng được tổ chức trong không gian lớn hoặc các địa điểm bố trí đặc biệt như các điểm cao, điểm kết các trục không gian hoặc những vị trí có khả năng khống chế thị giác mạnh. Với hình thức và tỷ lệ hợp lý, hình ảnh của chúng sẽ nổi bật trên nền công trình đập, tạo nên điểm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghệ thuật tạo hình Công trình thủy điện Kiến trúc công trình thủy điện Tổ chức cảnh quan công trình thuỷ điện Đài tưởng niệm Nghệ thuật điêu khắcTài liệu có liên quan:
-
6 trang 264 0 0
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 2
188 trang 188 3 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình: Phần 1
81 trang 108 0 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
84 trang 69 0 0 -
7 trang 62 1 0
-
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình: Phần 2
33 trang 62 0 0 -
4 trang 61 0 0
-
16 trang 60 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng
8 trang 59 0 0 -
16 trang 59 0 0
-
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
9 trang 58 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến
3 trang 58 0 0 -
Giáo trình Mỹ thuật - Trường Cao đẳng Y Hà Nội
81 trang 57 0 0 -
14 trang 57 0 0
-
10 tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới
19 trang 56 0 0 -
Độc đáo bộ tượng Thập Bát La Hán bằng gỗ 100 năm tuổi
23 trang 56 0 0