Danh mục tài liệu

Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội được nghiên cứu nhằm đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Dữ liệu ảnh viễn thám tại các thời điểm 2008, 2016 và 2022 được sử dụng để phân tích hiện trạng bề mặt lớp phủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2023-0013 Social Sciences, 2023, Volume 68, Issue 1, pp. 118-128 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Dương Thị Lợi Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Dữ liệu ảnh viễn thám tại các thời điểm 2008, 2016 và 2022 được sử dụng để phân tích hiện trạng bề mặt lớp phủ. Công cụ GIS giúp chồng xếp các lớp dữ liệu để từ đó xác định xu thế biến động và định vị trong không gian sự thay đổi của các loại hình sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự biến động đáng kể trong cơ cấu sử dụng đất tại huyện Đan Phượng. Trong đó, đất ở và đất công trình đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng, kèm theo đó là sự giảm sút đáng kể diện tích đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nhà quản lí, hỗ trợ cho công tác khai thác và sử dụng tài nguyên đất đô thị diễn ra một cách hiệu quả và bền vững. Từ khóa: viễn thám, GIS, biến động sử dụng đất, đô thị hóa, Đan Phượng. 1. Mở đầu Đô thị hóa được xem là xu thế phát triển tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cùng với những mặt tích cực mà đô thị hóa đem lại như thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, v.v... quá trình này còn dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu sử dụng đất, trong đó nổi bật là sự suy giảm nhanh chóng của đất nông nghiệp để nhường chỗ cho các loại hình sử dụng đất khác như khu dân cư, khu công nghiệp, các công trình xây dựng công cộng. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, một mặt để đáp ứng nhu cầu nhà ở, đi lại, việc làm cho dân cư nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức lớn đối với vấn đề môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị [1]. Chính vì vậy việc quản lí, giám sát biến động đất đô thị là nhiệm vụ cấp bách cần được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị của địa phương. Biến động hiện trạng sử dụng đất được xem là biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình đô thị hóa. Các phương pháp truyền thống trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất thường dựa trên số liệu thống kê hằng năm hay số liệu từ các cuộc điều tra. Phương pháp này mặc dù đem đến những con số thống kê cụ thể tuy nhiên thường tốn nhiều thời gian, kinh phí và không thể hiện được sự thay đổi về mặt không gian của các loại hình sử dụng đất. Sự kết hợp giữa viễn thám và GIS được xem là phương pháp hiệu quả đã và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với những ưu điểm vượt trội của ảnh viễn thám như độ phủ rộng, nguồn dữ liệu phong phú, đa thời gian, cập nhật, cùng khả năng phân tích không gian của GIS, phương pháp này có thể khắc phục được những hạn chế của phương pháp truyền thống. Một số công trình tiêu biểu áp dụng phương pháp này như W. Muttitanon và N. K. Tripathi (2005) [2], A. Shalaby và R. Tateishi (2007) [3], V. Screenivasulu và P. U. Bhaskar (2010) [4], Wang, S.W và cộng sự (2020) [5]. Ngày nhận bài: 10/1/2023. Ngày sửa bài: 22/1/2023. Ngày nhận đăng: 10/2/2023. Tác giả liên hệ: Dương Thị Lợi. Địa chỉ e-mail: loidt@hnue.edu.vn 118 Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất… Trong các nghiên cứu này, hiện trạng sử dụng đất các năm được giải đoán từ ảnh vệ tinh đa thời gian. Sau đó, các lớp dữ liệu được chồng xếp bằng công cụ phân tích không gian GIS nhằm thấy được sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất qua các thời kì. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám và GIS đã được tiến hành ở nhiều địa phương. Tiêu biểu như nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Thu Phương và Nguyễn Thị Lệ Hằng (2013) [6] đã sử dụng ảnh vệ tinh SPOT nhằm đánh giá biến động sử dụng đất đô thị tại huyện Từ Liêm (Hà Nội) giai đoạn 2006 – 2012. Cũng cùng nguồn dữ liệu ảnh SPOT, tác giả Huỳnh Văn Chương (2016) cũng đã tiến hành nghiên cứu biến động đất tại khu vực phía Tây nam của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 – 2015 [7]. Ngoài dữ liệu SPOT, một số nghiên cứu đã sử dụng ảnh Landsat đa thời gian và GIS để đánh giá biến động đất, tiêu biểu như Nguyễn Ngọc Phi (2009) [8], Lê Thu Hà và cộng sự (2014) [9], Trịnh Lê Hùng và cộng sự (2017) [1]. Các nghiên cứu đã cho thấy những ưu điểm vượt trội của việc kết hợp dữ liệu viễn thám và GIS trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất, vừa nhanh chóng, hiệu quả, vừa đảm bảo tính chính xác khoa học. Đan Phượng là huyện thuộc đồng bằng sông Hồng cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía tây bắc, có quốc lộ 32 chạy qua, vị trí địa lí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội (Hình 1). Hiện nay huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cư dân tập trung đông đúc với 182194 người (năm 2020). Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đang diễn ra một cách nhanh chóng trên địa bàn huyện. Cùng với những mặt tích cực mà quá trình này đem lại như thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, sự thay đổi liên quan đến cơ cấu sử dụng đất cũng kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, cảnh quan sinh thái và các vấn đề xã hội khác. Do đó việc nghiên cứu biến động đất đô thị tại huyện Đan Phượng là vấn đề hết sức cần thiết. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2022 bằng công nghệ viễn thám và GIS. ...