
Vài nét về Phật giáo trong xã hội Thái Lan
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về Phật giáo trong xã hội Thái Lan58 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2018NGUYỄN HỒNG QUANG* VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI THÁI LAN Tóm tắt: Bài viết tập trung giới thiệu tổng quan về Phật giáo Thái Lan, vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống văn hóa, giáo dục. Phật giáo tác động đến hình thành nên nhân cách, đạo đức mỗi con người, thông qua một số nghi lễ, như: sinh nở, trưởng thành, lễ cưới hỏi và tang ma… các ngày lễ hội Phật giáo quan trọng. Vai trò của nhà chùa và các nhà sư trong các hoạt động từ thiện như giúp đỡ trẻ em nghèo, điều trị cai nghiện ma túy, phòng chống HIV/AIDS. Phân tích một số vấn đề đặt ra với Phật giáo Thái Lan hiện nay như sự suy giảm đạo đức dẫn đến phạm tội của một số nhà sư, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đạo đức của các nhà sư, và cuối cùng là một số giải pháp điều chỉnh của chính phủ Thái đối với Phật giáo hiện nay. Từ khóa: Phật giáo; văn hóa; xã hội; phong tục; Thái Lan. Mở đầu Thái Lan, là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực lục địa Đông NamÁ, từ lâu được biết đến với tên gọi như “Miền đất tự do”, “Quốc giaPhật giáo”, hay “Miền đất của những chiếc áo cà sa” (The land ofyellow robes)1. Phật giáo được coi như tôn giáo quốc gia, gắn chặt đếnmọi mặt trong đời sống hàng ngày và ở tất cả các tầng lớp xã hội: từngười dân lao động đến giới quý tộc Thái. Phật giáo đồng hành vớilịch sử, chính trị, văn hóa, và trở thành một trong 3 thành tố đại diệncủa quốc gia, thể hiện trên quốc kỳ Thái Lan: Màu trắng tượng trưngcho tôn giáo; màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh quốc gia; màu xanhlam tượng trưng cho Hoàng gia2. Phật giáo đóng vai trò quan trọngtrong đời sống văn hóa xã hội và luôn dẫn dắt con người hướng tớiđiều thiện (Bun), và tránh cái ác (Bạp), vì vậy đạo đức luân lý là vấn* Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Ngày nhận bài: 25/9/2018; Ngày biên tập: 9/11/2018; Ngày duyệt đăng: 21/11/2018.Nguyễn Hồng Quang. Vài nét về Phật giáo… 59đề cơ bản của Phật giáo Thái Lan. Các tổ chức Phật giáo, nhà chùa,cùng với các nhà sư trong nhiều thế kỷ đã đóng vai trò quan trọngtrong nhiều mặt đời sống của người dân. Nhà chùa được coi là nơigiáo dục “đức tin”. Phật giáo hình thành và phát triển ở Thái Lan từ thời kỳ nhà nướcSukhothay. Các vị vua đều là những đệ tử của Phật giáo. Từ thời kỳvua Li Thai (Maha Thammaracha I - trị vì từ năm 1419-1438) đếntriều đại Rama - trị vì từ năm 1782, Phật giáo đã phát triển rực rỡ, thờikỳ này được coi là thời hoàng kim của Phật giáo Thái Lan. Các vị vuađều trải qua thời gian tu hành nhất định trong các ngôi chùa. Hoàng tửMongkut, sau là nhà vua (Rama IV) từ khi 13 tuổi đã được gửi tớichùa để học tập, tu hành trong thời gian 8 tháng3. Các vị vua gần đâylà Bhumibol Adulyadej (Rama IX), Maha Vajiralongkorn (Rama X)hiện nay, đều trải qua một thời gian tu hành trong chùa4. Từ thời kỳvua Rama V (1853-1910) trở về trước, hầu hết các trường học (Rongriên) của Thái Lan được thành lập trong các ngôi chùa Phật giáo. Cácnhà sư chính là những người thầy truyền bá kiến thức cho trẻ em. Mặcdù Phật giáo đã đóng góp to lớn về mặt định hình và phát triển xã hội,tạo nên giá trị đạo đức của người Thái qua nhiều thế kỷ, nhưng gầnđây trước sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, như: hội nhập kinh tế,chính trị, văn hóa và thay đổi về công nghệ… đã phần nào tác độngđến Phật giáo Thái Lan về mặt kinh tế và chính trị, tư tưởng (về kinhtế: nhiều chùa của Thái Lan đã có những tiêu cực về chi tiêu ngânsách, biển thủ tiền quỹ của nhà chùa; về chính trị: trước những biếnđộng chính trị liên tục trong gần hai thập niên gần đây ở Thái Lan đãdẫn đến nhiều nhà sư xuống đường biểu tình bày tỏ quan điểm củamình, đã xuất hiện những mâu thuẫn tranh giành quyền lực trong giớităng đoàn…). 1. Khái quát về Phật giáo Thái Lan Nhiều nguồn tư liệu cho thấy, Phật giáo được truyền vào Thái Lantừ rất sớm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, Phật giáo tông pháiTheravada thâm nhập từ thời kỳ vương triều Chiang Sen (957-1057)và thời kỳ vương triều Lan Na5 (thành phố của Lan Na là Chiang Maiđược xây dựng vào năm 1254) và bắt đầu có ảnh hưởng đến Thái Lan. 5960 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2018Phật giáo thực sự đặt nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâurộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại Sukhothay (1350-1567). Đây làgiai đoạn Phật giáo phát triển mạnh mẽ, các vị vua đều theo sùngtín Phật pháp, tích cực ủng hộ xây dựng chùa chiền lớn, đào tạo tăngtài để phát triển Chính pháp, thậm chí có nhiều nhà vua xuất gia nhưvua Ram Khamhaeng và vua Li Thai6. Phật giáo được coi như tôn giáo quốc gia của Thái Lan, bởi phầnlớn người dân là Phật tử (Phật giáo chiếm khoảng 95% dân số, Islamgiáo chiếm khoảng 3,8%, Kitô giáo khoảng 5%, còn lại là các tôn giáokhác)7 và Thái Lan là quốc gia theo Phật giáo lớn thứ 2 trên thế giới,sau Sri Lanka8. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt củaxã hội, có thể tóm lược khái quát về vai trò của Phật giáo ở Thái Lan,đó là: 1) Phật giáo hình thành nhân cách lối sống của người Thái, bởivì người Thái mang những nguyên tắc đạo đức của Phật giáo để thựchành trong cuộc sống hằng ngày, do đó người Thái có một tấm lòngtốt và thân thiện; 2) Phật giáo là nguyên tắc chính trong điều hành đấtnước. Trong quá khứ, các vị vua đều áp dụng các nguyên tắc của Phậtgiáo trong việc điều hành quản trị quốc gia; 3) Phật giáo là trung tâmtinh thần, nguyên tắc trong Phật giáo là tập trung vào tình yêu, sự hòahợp, đó là trung tâm người Thái là một; 4) Phật giáo là nguồn gốc củavăn hóa Thái Lan, lối sống của người Thái gắn liền với Phật giáo. Nólà một khuôn khổ cho việc thực hành các nghi lễ trong Phật giáo, như:lễ kết hôn, tang ma và công đức9… Phật g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phật giáo Thái Lan Văn hóa Thái Lan Phong trào tôn giáo Nghiên cứu tôn giáo Văn hóa tôn giáo Thái LanTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 318 0 0 -
15 trang 269 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 227 0 0 -
Bước đầu tìm hiểu hoạt động giáo dục và đào tạo của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật họ (1931-1945)
23 trang 196 0 0 -
Tư tưởng phân tâm học Freud về nguồn gốc của tôn giáo
20 trang 151 0 0 -
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 149 0 0 -
16 trang 133 0 0
-
Hoạt động y tế của tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam qua mô hình phòng thuốc Nam phước thiện
20 trang 131 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 129 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 125 0 0 -
Tin lành Việt Nam qua nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm (1991 – 2021)
15 trang 104 0 0 -
Tìm hiểu giao thoa văn hóa trong nghi lễ tang ma của cộng đồng người Việt ở tỉnh Udonthani, Thái Lan
17 trang 85 0 0 -
Mẹ đồng quan và nghi lễ thi đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ của người Việt
16 trang 84 0 0 -
Biến đổi trong thực hành thờ thần Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội
17 trang 76 0 0 -
Thần chủ đền Bạch Mã Hà Nội qua các nguồn tư liệu
18 trang 65 1 0 -
Giáo hội Công giáo với môi trường, sinh thái
25 trang 65 0 0 -
Giáo lý công giáo với việc hình thành lối sống trong gia đình công giáo Việt Nam
14 trang 53 0 0 -
Cuộc đời và sự nghiệp của linh mục Gérard Moussay
17 trang 50 0 0 -
Cư trú và hoạt động của tu sĩ Phật giáo thuyên chuyển đến tỉnh Bình Dương
17 trang 47 0 0 -
72 trang 46 0 0