Danh mục tài liệu

Vài thiển nghĩ về giáo dục âm nhạc cho trẻ em dân tộc thiểu số

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.10 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vài thiển nghĩ về giáo dục âm nhạc cho trẻ em dân tộc thiểu số" đưa ra những nhận xét, phân tích về thực trạng giáo dục âm nhạc cho trẻ em dân tộc thiểu số, nêu các bất cập, sự lãng phí tài nguyên âm nhạc dân tộc cũng như dư địa trong hoạt động giáo dục và nguy cơ không bảo tồn được bản sắc văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài thiển nghĩ về giáo dục âm nhạc cho trẻ em dân tộc thiểu sốVÀI THIỂN NGHĨ VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm60 Tóm tắt Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam rất chú trọng các nội dung giáodục nhân cách, con người, trong đó có các nội dung âm nhạc được thể hiện trong Chươngtrình Giáo dục Phổ thông môn Âm nhạc và cả những tích hợp trong các nội dung học liệu,giáo khoa ở các môn học khác như Văn, Sử, Địa Lý (gọi chung là các môn Khoa học xã hội).Để có thể thực hiện tốt Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Âm nhạc cũng như nhiệm vụgiáo dục tinh thần yêu nước, yêu nhân dân, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… đối với các dântộc ít người thông qua âm nhạc, các địa phương đều dồn vào “chương trình giáo dục địaphương”. Tuy nhiên, việc làm này chưa mang đến cho người học kết quả giáo dục như mongmuốn. Bài viết đưa ra những nhận xét, phân tích về thực trạng giáo dục âm nhạc cho trẻ emdân tộc thiểu số, nêu các bất cập, sự lãng phí tài nguyên âm nhạc dân tộc cũng như dư địatrong hoạt động giáo dục và nguy cơ không bảo tồn được bản sắc văn hóa. Từ khóa: giáo dục âm nhạc, âm nhạc dân tộc, trẻ em các dân tộc ít người NỘI DUNG 1. Giáo dục âm nhạc ở Việt Nam – từ yêu cầu đến thực tế… Âm nhạc có chức năng giáo dục con người và việc xây dựng, giáo dục con người bằngthông qua âm nhạc đã được con người “nghiên cứu”, “thực hiện” với “lịch sử” hàng ngànnăm, nếu không có thể nói là từ khi có âm nhạc... Đó là những lời hát dạy điều hay lẽ phảicủa người mẹ trong những bài hát thai giáo, những bài hát ru; là những bài đồng dao dànhcho trẻ học nói, học chơi; là những câu ca với những lời khuyên dạy điều nhân nghĩa trongvè, hò, lý, ví, giặm… được sáng tạo để mang đến những cái đẹp, tạo nên sự hoàn mỹ cho conngười. Đối với bất cứ dân tộc nào trên trái đất này, âm nhạc cũng đã được sinh ra với mụcđích như vậy, từ hàng ngàn năm nay. Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam rất chú trọng các nội dung giáodục nhân cách, con người, trong đó có các nội dung âm nhạc được thể hiện trong Chươngtrình Giáo dục Phổ thông môn Âm nhạc và cả những tích hợp trong các nội dung học liệu,giáo khoa ở các môn học khác như Văn, Sử, Địa Lý (gọi chung là các môn Khoa học xã hội).Để có thể thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông môn âm nhạc cũng như nhiệm vụgiáo dục tinh thần yêu nước, yêu nhân dân, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… đối với các dân60 Đại học Sài Gòn 269tộc ít người thông qua âm nhạc, các địa phương đều dồn vào “chương trình giáo dục địaphương”. Tuy nhiên, số giờ dạy nhạc trong chương trình là 1 tiết/tuần, tức 35 phút. Thời lượngnày dành cho môn học âm nhạc nhưng có đến 4 – 6 nội dung cần phải được trao truyền, “huấnluyện” với yêu cầu cần đạt là: nghe và cảm thụ âm nhạc (nhạc có lời và nhạc không lời), thểhiện âm nhạc (hát hoặc đàn), tập đọc nhạc (theo ký hiệu bàn tay theo PP của Kodáyly, đọcâm nhạc với ký hiệu bằng chữ, bằng hình tượng và kể cả trên 5 dòng kẽ…), ứng dụng và sángtạo âm nhạc (thể hiện các trò chơi âm nhạc, biểu diễn âm nhạc bằng hình thể, nhạc cụ…). Vớicác yêu cầu như vậy, sách giáo khoa chỉ là những gợi ý và cung cấp học liệu để người dạy cóthể mang đến cho người học những kỹ năng ở các mức độ khác nhau tùy theo cấp lớp. Và,với lượng thời gian hạn hẹp như nêu trên, người dạy có thể làm được gì cho người học ở quymô: 35-60 học sinh/1 lớp/35 phút/tuần? Ở cấp III, nếu học sinh chọn âm nhạc là môn học trong chương trình phân ban của bảnthân thì đồng nghĩa với việc chọn nghề nghiệp. Từ đây, bộ môn âm nhạc lại có yêu cầu huấnluyện kỹ năng “chơi nhạc”, tức được học hát, học đàn (ít nhất) một nhạc cụ được truyền dạytheo phương pháp bài học (lesson) của hệ thống giáo dục – đào tạo âm nhạc của các nhạcviện/ học viện âm nhạc trên cơ sở học liệu được ký âm theo phương pháp kỳ âm của âm nhạcphương Tây. Học sinh được học âm nhạc theo cách đào tạo của các học viện âm nhạc ở mứcđộ… phổ thông hóa. Chương trình nêu trên đã có 5 năm thực thi theo lối đồng cuốn chiếu 3 cấp (cấp 1 triểnkhai trong 5 năm thì cấp II cùng triển khai trong 4 năm kể từ năm thứ hai của kế hoạch triểnkhai cấp I và cấp 3 đồng triển khai với cấp I và cấp II vào 3 năm sau cùng). Như vậy, kể từnăm 2025, nội dung thi tốt nghiệp các cấp sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với nhữngchương trình phân ban khác nhau. Người học sẽ định hướng nghề nghiệp cho bản thân từnhững năm học Phổ thông, trong đó định hướng âm nhạc sẽ là một trong những lựa chọn. Tuynhiên, âm nhạc trong giáo dục phổ thông là giáo dục con người, âm nhạc thực hiện chức năngnhận thức, thẩm mỹ và giáo dục. Con người có cội có nguồn, nội dung nào dành cho giáo dụccội nguồn cho các em bởi học liệu trong sách giáo khoa không thể bao chứa tất cả những thểloại âm nhạc của 54 dân t ...

Tài liệu có liên quan: