Danh mục tài liệu

Vai trò của cán bộ thư viện trong việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên tại trung tâm thông tin – thư viện, đại học quốc gia Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.33 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến cán bộ thư viện người đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với giảng viên, khoa chuyên ngành để khởi xướng, xây dựng chính sách phát triển năng lực sinh viên tại trung tâm thông tin–thư viện, đại học quốc gia Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của cán bộ thư viện trong việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên tại trung tâm thông tin – thư viện, đại học quốc gia Hà NộiVAI TRÒ CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Nguyễn Hồng Minh* Tóm tắt: Trong thời đại công nghệ thông tin và tri thức phát triển, năn g lực thông tin là nền tảng của khả năng học tập suốt đời và là năng lực cần thiết trong xử lý công việc của con người trong đời sống. Để quá trình học tập nghiên cứu đem lại hiệu quả, một trong những kiến thức quan trọng nhất mà sinh viên cần được trang bị chính là năng lực thông tin . Các cán bộ thư viện là những người đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với giảng viên, khoa chuyên ngành để khởi xướng, xây dựng chính sách, chương trình phát triển năng lực thông tin cho sinh viên. Trung tâm Thông tin – Thư viện,ĐH QGHNvới đội ngũ cán bộ nhiệt huyết và năng lực chuyên môn cao đã và đang chú trọng phát triển năng lực thông tin cho sinh viên đồng thời tập trung hơn nữa nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của mình để giúp chương trình phát triển năng lực thông tin cho sinh viên đạt hiệu quả. Từ khóa: Năng lực thông tin; Sinh viên; Cán bộ thư viện; Trung tâm Thông tin – Thư viện. Mở đầu Trong kỷ nguyên của thông tin và kinh tế tri thức, với sự tấn công như vũ bão của mạng truyền thông Internet, lượng thông tin khổng lồ với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, có mặt ở mọi lúc mọi nơi, với loại hình đa dạng mà bạn đọc có thể đọc, nghe, nhìn, xem,... Tuy nhiên vấn đề ở đây không nằm ở việc thông tin có được cung cấp đầy đủ hay không mà nằm ở chỗ thông tin hiện đang được cung cấp quá nhiều, quá ồ ạt và hỗn tạp. Việc kiểm định chất lượng và độ tin cậy của thông tin dường như bị phó mặc cho người sử dụng. Điều này đòi hỏi mỗi người phải có năng lực sàng lọc và phản hồi thích hợp đối với các nguồn thông tin không phù hợp, có chất lượng kém và không đáng tin cậy. Khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, gọi tắt là năng lực thông tin (NLTT) là năng lực hay kỹ năng của mỗi người trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của bản thân. Năng lực thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn và giúp con người phát triển năng lực tư duy độc lập và sáng tạo. Đó chính là nền tảng của khả năng học tập suốt đời và là năng lực cần thiết trong xử lý công việc của con người trong đời sống. Theo Hiệp hội các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL), năng lực thông tin (information literacy) là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng * Phòng Phân loại – Biên mục, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 1 thông tin cần thiết một cách hiệu quả”[9]. Cần hiểu rõ rằng NLTT không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thông tin (xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin), mà bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định giúp người dùng tin có thể thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Có thể thấy rằng, NLTT đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều mặt của cuộc sống. Với công việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, một lần nữa vai trò của NLTT lại được khẳng định. Môi trường học tập bậc đại học yêu cầu sinh viên cần phải chủ động và độc lập trong việc học tập và nghiên cứu với sự giảng dạy, hỗ trợ và định hướng của giảng viên. Để quá trình học tập nghiên cứu này đem lại hiệu quả, một trong những kiến thức quan trọng nhất mà sinh viên cần được trang bị chính là NLTT. 1. Vai trò của cán bộ thư viện trong việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Cán bộ thư viện (CBTV) là “linh hồn” của hoạt động thư viện, họ chính là những người điều hành, tổ chức và trực tiếp đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Chính vì vậy, nâng cao các kỹ năng và trình độ cho CBTV là điều quan trọng và cần thiết. Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội và thư viện cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vai trò của người CBTV trong thời đại thư viện số đã và đang có sự thay đổi rõ rệt. Họ không còn là những người đơn thuần chỉ làm công việc cho mượn sách mà họ đã trở thành những người có khả năng phát triển NLTT cho người dùng tin thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình. CBTV không chỉ là người hướng dẫn sinh viên biết cách tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin trong thư viện, trên Internet mà họ còn là người truyền thụ cho sinh viên hứng thú đọc, đam mê đọc và khuyến khích phát triển “văn hóa đọc” trong sinh viên hướng tới hoạt động tự đọc, tự nghiên cứu phục vụ cho quá trình học tập suốt đời. Người CBTV trong thời đại thư viện số cần có khả năng liên kết, làm việc theo nhóm. Khả năng này được thể hiện trong quá trình làm việc với giáo viên, với lãnh đạo và với sinh viên nhằm phổ biến NLTT, khơi dậy q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: