
Nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên trong kỷ nguyên số
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên trong kỷ nguyên sốNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔINGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂNG LỰCTHÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRONG KỶ NGUYÊN SỐTS Đỗ Văn Hùng, ThS Lê Thị Nga, CN Nguyễn Bích ThủyTrường Đại học KHXH&NV Hà NộiTóm tắt: Bài viết phân tích nội dung của năng lực thông tin (NLTT) dựa trên mô hình 7 trụ cộtcủa SCONUL và năng lực số dựa trên mô hình 7 thành tố của JISC, qua đó lý giải tầm quan trọng củaNLTT đối với người học. Trên cơ sở đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp đến NLTT của sinh viên vàhiệu quả của chương trình thử nghiệm, nghiên cứu đưa ra đề xuất khung chương trình cốt lõi để đàotạo NLTT cho sinh viên trong kỷ nguyên số.Từ khóa: Năng lực thông tin; năng lực số; sinh viên; chương trình đào tạo; kỷ nguyên sốDeveloping training program on information literacy for students in the digital eraAbstract: The article introduces and analyzes the content of information literacy and digitalliteracy based on the SCONUL seven pillars of information literacy and the JISC seven elements ofdigital literacy to show how important this information literacy is for students. It then identifies factorsthat directly influence the information literacy of students as well as evaluates the results of thepilot training program. Finally, it proposes a core framework for the training program on informationliteracy in the digital era for students.Keywords: Information Literacy; Digital Literacy; Students; Training Program; Digital era.1. Đặt vấn đề và phương phápnghiên cứuNăng lực tự học là năng lực cao nhấtcủa mỗi cá nhân và đó cũng là mục tiêucủa giáo dục. Năng lực thông tin (NLTT)được coi là một trong những thành tố quantrọng góp phần tạo lập năng lực tự học suốtđời của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hộithông tin và nền kinh tế số. Vấn đề đặt ralà chúng ta đang sống trong thời đại bùngnổ thông tin với lượng thông tin khổng lồđang được tạo ra hàng ngày, do vậy việclựa chọn thông tin phù hợp trong biểnthông tin này thực sự là thách thức đối vớimỗi cá nhân. Mỗi ngày có 2,5 Exabytes dữliệu được tạo ra, tương đương gấp 250.000lần độ lớn của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ[Khoso, 2016]. John Naisbitt khẳng địnhrằng chúng ta chết đuối trong thông tin,nhưng chết đói về tri thức [NLB, 2017] - đóchính là vấn đề mà mỗi công dân số (digitalcitizen) phải đối mặt trong kỷ nguyên thôngtin số. NLTT được coi là năng lực cần thiếtcho mỗi cá nhân để thích ứng trong thế giớibùng nổ thông tin. Để trở thành một ngườicó NLTT, theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ(ALA), thì cá nhân đó phải có khả năngnhận biết được khi nào mình cần thông tinvà có khả năng để định vị, đánh giá và sửdụng có hiệu quả các thông tin cần thiết[ALA, 1989]. Theo Webber & Johnston(2003), NLTT là việc áp dụng các hành vithông tin một cách thích hợp để xác địnhthông tin phù hợp với nhu cầu của mình,thông qua bất kỳ kênh hoặc phương tiệnnào, để từ đó dẫn đến việc sử dụng thôngtin trong xã hội một cách khôn ngoan vàcó đạo đức. UNESCO (2003) khẳng địnhtầm quan trọng của NLTT như sau: đốivới tất cả các xã hội, NLTT đang trở thànhmột thành phần quan trọng không chỉ củachính sách và chiến lược xóa mù chữ màcòn là của chính sách toàn cầu để thúc đẩyphát triển con người.THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/20189NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIĐể làm rõ hơn tầm quan trọng của NLTTvà ứng dụng năng lực này cho sinh viêntrong việc phát triển năng lực cá nhân,nghiên cứu này tập trung trả lời ba câuhỏi sau: (1) NLTT là gì và tại sao NLTTlại quan trọng đối với sinh viên trong bốicảnh hiện nay?(2) Những yếu tố nào ảnhhưởng trực tiếp đến việc phát triển NLTTcủa sinh viên? và (3)Những kiến thức vàkỹ năng cần thiết nào để đào tạo NLTT chosinh viên? Để trả lời các câu hỏi này chúngtôi đã tiến hành phỏng vấn 5 lãnh đạo (3lãnh đạo trường và 2 lãnh đạo thư viện),và điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối 50giảng viên, 16 cán bộ thư viện và 301 sinhviên. Chúng tôi lấy Trường Đại học Luật HàNội và Trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia HàNội làm nghiên cứu mẫu. Số liệu khảo sátđược phân tích bằng phần mềm Epidata vớithống kê tần suất và tương quan. Kết quảnghiên cứu được đối sánh với các nghiêncứu trong và ngoài nước để có những kiểmchứng về tính chính xác và độ tin cậy.2. Năng lực thông tin trong môi trường số2.1. Năng lực thông tinNLTT là thuật ngữ rộng bao trùm nhiềukhái niệm khác như năng lực số, năng lựctruyền thông, năng lực học thuật, kỹ năngxử lý thông tin, kỹ năng thông tin, kiểmsoát và quản lý dữ liệu... Người được cholà có NLTT là người có sự nhận thức vềviệc làm cách nào để thu thập, sử dụng,quản lý, tổng hợp và tạo thông tin và dữliệu mới trong phạm vi đạo đức cho phépvà họ có kỹ năng thông tin cần thiết để làmcác công việc đó một cách hiệu quả. NLTTđược xem là chiếc chìa khóa cho tất cả mọingười thích ứng và hòa nhập ở thế kỷ 21,không phân biệt kinh nghiệm hay tuổi tác. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển chương trình đào tạo Chương trình đào tạo năng lực thông tin Năng lực thông tin Sinh viên trong kỷ nguyên số Đào tạo năng lực thông tinTài liệu có liên quan:
-
Nhận thức về năng lực thông tin sức khỏe của sinh viên
8 trang 146 1 0 -
11 trang 70 0 0
-
235 trang 38 0 0
-
Năng lực thông tin trong kỷ nguyên chuyển đổi số
10 trang 35 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao năng lực thông tin cho sinh viện đại học ở Việt Nam
7 trang 31 0 0 -
Phát triển năng lực thông tin cho người cao tuổi trong bối cảnh thông tin số
8 trang 31 0 0 -
Năng lực thông tin của cán bộ thư viện trong cuộc cách mạng 4.0
12 trang 30 0 0 -
Năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội: Các mô hình quốc tế và hướng tiếp cận tại Việt Nam
18 trang 26 0 0 -
5 trang 26 0 0
-
12 trang 25 0 0
-
Xây dựng ma trận trong thiết kế chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra
6 trang 23 0 0 -
Phát triển chương trình đào tạo
32 trang 22 0 0 -
Xây dựng đề cương môn học trong bối cảnh toàn cầu hóa
4 trang 19 0 0 -
Bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tê
8 trang 19 0 0 -
Bài giảng Phát triển chương trình đào tạo
26 trang 19 0 0 -
Đề xuất Khung năng lực thông tin cho sinh viên phù hợp với bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam
16 trang 18 0 0 -
Phát triển chương trình đào tạo-vấn đề cấp thiết hiện nay của khoa Ngữ văn ở Trường Đại học Tây Bắc
5 trang 16 0 0 -
Vai trò của người sử dụng lao động trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đại học
11 trang 16 0 0 -
7 trang 15 0 0
-
Tìm hiểu phương pháp phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia: Phần 2
21 trang 15 0 0