Danh mục tài liệu

Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 685.35 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong vòng 40 năm trở lại đây, ghép tuỷ xương và ghép tế bào gốc tạo máu ngày càng được thực hiện thường xuyên hơn để điều trị nhiều bệnh lý ác tính và không ác tính. Nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân vào thời kỳ “chiến tranh lạnh” sau Chiến Tranh Thế Giới lần II đã thúc đẩy sự quan tâm đến các tác hại của chất phóng xạ trên cơ thể người. Các nghiên cứu rất sớm trên loài vật cho thấy tuỷ xương là cơ quan nhạy cảm nhất đối với những tác hại của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều TrịVai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị  Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều TrịI. TỔNG QUAN:Trong vòng 40 năm trở lại đây, ghép tuỷ x ương và ghép tế bào gốc tạo máu ngàycàng được thực hiện thường xuyên hơn để điều trị nhiều bệnh lý ác tính và khôngác tính.Nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân vào thời kỳ “chiến tranh lạnh” sau Chiến Tranh ThếGiới lần II đã thúc đẩy sự quan tâm đến các tác hại của chất phóng xạ trên cơ thểngười. Các nghiên cứu rất sớm trên loài vật cho thấy tuỷ xương là cơ quan nhạycảm nhất đối với những tác hại của tia phóng xạ. Việc truyền lại những tế bào củatuỷ xương đã được thực hiện sau đó để cứu sống những con vật sắp chết vì tácđộng của phóng xạ. Trong những năm 1950, bệnh nhân đã được cho dùng nhữngliều có khả năng gây tử vong để điều trị bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Mặcdầu nhiều bệnh nhân đã phục hồi về huyết học sau điều trị, tất cả các bệnh nhânsau đó đều tử vong do ung thư tái phát hoặc bệnh nhiễm trùng. Trong những năm1950 và 1960, hầu hết 200 ca dị ghép tuỷ đều được thực hiện trên người mà khôngđạt được thành công lâu dài. Tuy nhiên, cũng trong thời gian đó, việc cấy ghép từngười cho là anh chị em sinh đôi một trứng đã đem đến khá nhiều trường hợpthành công và tạo ra nền tảng quan trọng cho những nghiên cứu về sau. Tuỷ xương của người hiến tặng sẽ phục hồi quần thể tế bào trong tuỷ xương ngưòi nhận Trứng thụ thai, tế bào toàn năng (totipotent) sản sinh ra tế bào đa năng(pluripotent). Tế bào đa năng biệt hoá để trở thành những tế bào thần kinh, tế bào cơ tim, tế bào máuA- TUỶ XƯƠNGNăm 1968, điểm mốc quan trọng đầu tiên về ghép tuỷ xương diễn ra với nhữngtrường hợp dị ghép thành công được thực hiện trên một trẻ suy giảm miễn dịchthiếu lympho bào liên kết với nhiễm sắc thể X (X-linked lymphopenic immunedeficiency) và một trẻ khác bị hội chứng Wiskott-Aldrich. Các thành công nàyđược tiếp nối bởi những báo cáo về cấy ghép hiệu quả đối với thiếu máu bất sảntuỷ (aplastic anemia) và, kế đến là cho bịnh ung thư bạch cầu. Các tiến bộ về kiểmtra tính thuận hợp mô học (histocompatibility testing) và sự phát triển của việcđăng ký hiến tuỷ, như Chương Trình Hiến Tuỷ Quốc Gia Mỹ (National MarrowDonor Program =NMDP) chẳng hạn, đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc dùng tuỷcủa những người hiến tặng không có quan hệ gia đình với người nhận, do đó, sốbịnh nhân được ghép tuỷ ngày càng tăng. Chọc mào xương chậu để hút tuỷ xương của người hiến tặng Các tế bào máu do tuỷ xương tạo ra: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầuB- DÂY RỐNHệ tuần hoàn của thai nhi- Thai nhi lấy oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốnSơ đồ tạo các dòng huyết cầu từ các tế bào gốc tạo máuCắt dây rốn của thai nhi và lấy máu dây rốn để lưu trữ trong ngân hàng máu dâyrốnNăm 1988, ghép tuỷ thành công được thực hiện trên một bé trai bị chứng thiếumáu Fanconi bằng cách dùng máu dây rốn của một người em lấy được ngay saukhi sanh. Bệnh nhân này đến nay vẫn còn sống khoẻ mạnh. Năm 1992, một bịnhnhân được ghép thành công với máu dây rốn thay vì tuỷ xương để điều trị ung thưbạch cầu. Trong thập kỷ vừa qua, việc dùng máu dây rốn đã được sử dụng rộng rãihơn; hơn 2000 cas cấy ghép đã được thực hiện dùng máu dây rốn là nguồn tế bàogốc. Máu dây rốn đã được dùng để cấy ghép cho bất cứ tình trạng bệnh lý nào cầndùng đến tuỷ xương (xem phần ưu và nhược điểm của máu dây rốn).Thu gom máu dây rốnPhân loại type DNA-HLA của máu dây rốnTỉ lệ sống sót 5 năm không ung thư bạch cầu ở 503 trẻ em bị ung th ư bạch cầu cấpdòng lymphô (acute lymphoblastic leukemia =ALL) được cấy ghép bằng máu dâyrốn có một hoặc 2 antigen bạch cầu người (human leukocyte antigens =HLA)không phù hợp (mismatched) tương tự với tỉ lệ sống sót ở 282 trẻ đ ược ghép bằngtuỷ xương. Số lượng tế bào hạn chế trong máu dây rốn đã giới hạn việc sử dụng nóở trẻ em và thiếu niên. Nghiên cứu để làm tăng lượng máu dây rốn và việc truyềnnhiều đơn vị cho một bịnh nhân sẽ khiến nguồn cung cấp tế bào gốc này trở nênthường quy hơn và sẵn sàng để cung ứng cho mọi người bệnh.C- TẾ BÀO GỐC Ở MÁU NGOẠI BIÊNNgoài tuỷ xương và máu dây rốn, tế bào gốc ở máu ngoại biên (peripheral bloodstem cells =PBSC) cũng đã được biết đến như một nguồn cung cấp tế bào gốc từnhững năm 1980. Cấy ghép sử dụng PBSC sẽ được bàn luận chi tiết ở phần sau.Hình ảnh một tế bào gốc (stem cell) dưới kính hiển vi điện tửII- THÔNG TIN CƠ BẢNA- Nguồn tế bào gốcTế bào gốc tạo máu (hematopoietic stem cell) là quan trọng và cần thiết nhất đểcấy ghép thành công. Hiện nay, các nguồn tế bào gốc chủ yếu để cấy ghép gồmtuỷ xương, máu ngoại biên, và máu dây rốn. Nguồn này có được từ nhiều ngườihiến tặng đa dạng. Khi được lấy từ chính người nhận thì gọi là tự ghép(autologous). Khi do người khác hiến tặng thì gọi là dị ghép (allogeneic).Quy trình tự ghép tế bào gốc:1- thu gom tế bào gốc 2- xử lý làm tinh khiết và côđặc 3- làm đông lạnh để lưu trữ 4- Hoá trị hoặc xạ trị liều cao 5- Tế bào gốc đã xửlý được truyền lại cho người bệnh3 týp người hiến tặng dị ghép là anh chị em sinh đôi một trứng (syngeneic), cóquan hệ huyết thống (related) , và không quan hệ huyết thống (unrelated) với bệnhnhân. Khi người hiến tặng là sinh đôi một trứng thì gọi là đồng ghép (syngeneic).Người hiến tặng dị ghép không quan hệ huyết thống sẽ đ ược nhận diện từ một sổđăng ký hiến tặng (donor registry) hoặc từ một ngân hàng máu dây rốn. Bản tómtắt như sau:+ Nguồn tế bào gốc- Tự ghép- Dị ghép+ Đồng ghép (Syngeneic):sinh đôi một trứng+ Có quan hệ huyết thống+ Không quan hệ huyết thống.+ Týp tế bào gốc- Tuỷ xương- Máu dây rốn- Tế bào gốc ở máu ngoại biên (PBSC)B- Ưu điểm và nhược điểm của máu dây rốn- Máu dây rốn có thể dùng để cấy ghép trong bất cứ bệnh lý nào cần gh ...