
Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt NamPhần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ThS. Phan Bá Linh Trường Chính trị Trần Phú Tóm tắt Bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam, thể hiện trên các phương diện cơ bản là: Hồ Chí Minh là người lựa chọn và sáng lập ra Nhà nước kiểu mới; Hồ Chí Minh là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở Việt Nam; Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta, nhất là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức và hoạt động, Nhà nước Việt Nam.I. MỞ ĐẦU Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, trên Quảng trườngBa Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), mở ra một kỷnguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Chủtịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Nhà nước Việt Nam, Người đứng đầu Nhà nước 24năm, có bề dày thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức và hoạt động củaNhà nước Việt Nam. Bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của Chủ tịchHồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam.II. NỘI DUNG Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, đất nước ta, dân tộcta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhândân ta từ thân phận của những người nô lệ đã trở thành người chủ đất nước và vậnmệnh của mình. Sự kiện lịch sử ấy, đồng thời đã khẳng định trong thực tế, khát vọngthiết lập một nhà nước kiểu mới - Nhà nước dân chủ, dân “là chủ” và dân “làm chủ” ởViệt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành hiện thực. Vai trò của Người đối với sựra đời của Nhà nước là hết sức to lớn, tư tưởng của Người về tổ chức và xây dựng Nhànước là di sản lớn trong thời đại ngày nay.|366 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)2.1. Trước hết, Hồ Chí Minh là người lựa chọn và sáng lập ra Nhà nước Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, vận dụng và phát triển sáng tạohọc thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin, chọn lọc, kế thừa những tinh hoatrong xây dựng nhà nước đã có trong lịch sử dân tộc và nhân loại tư tưởng về một Nhànước kiểu mới khác với các nhà nước kiểu cũ của Hồ Chí Minh sớm được hình thànhvà phát triển. Từ những tư tưởng ban đầu về xây dựng một Nhà nước dân chủ gắn vớithực hiện các quyền tự do, dân chủ, các quyền con người trong “Yêu sách tám điểm”,đến quan niệm về một Nhà nước của số đông (Đường Kách mệnh, 1927), chủ trươngthiết lập Nhà nước, Chính phủ Công - Nông - Binh theo mô hình nhà nước Xô viết (1930).Năm 1941, trên cơ sở những tìm tòi, khảo cứu của mình, tại Hội nghị Trung ương Đảnglần thứ VIII của Đảng, Hồ Chí Minh đã đề xuất quan điểm xây dựng Nhà nước Dânchủ nhân dân: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ mới không phải thuộc quyềnriêng của giai cấp nào và của chung toàn dân tộc”1. Đó là mô hình nhà nước đại biểucho khối đai đoàn kết của toàn thể quốc dân, nhà nước thực sự của dân, do dân và vìdân. Từ đây, ở nước ta, việc thiết kế, tổ chức Nhà nước đều quán triệt quan điểm cơbản chỉ đạo đó, nghĩa là xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân. “Đây là một sáng tạolớn về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta”2. Sau ngày độc lập, trong gần ¼ thế kỷ, trên cương vị là Chủ tịch nước, nguyên thủquốc gia, Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn sâu đậm về một phong cách lãnh đạo Nhànước, trở thành chuẩn mực cho các thế hệ lãnh đạo sau này.2.2. Hồ Chí Minh là người khơi nguồn cho truyền thống dân chủ hiện đại ở Việt Nam Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh “là của quý báu nhất của nhân dân”, đó làmột giá trị xã hội phổ biến, nền tảng quan trọng nhất để xây dựng và phát triển một xãhội tốt đẹp. Ngay từ khi chỉ thị thành lập Khu giải phóng năm 1945 - hình ảnh “nướcViệt Nam mới phôi thai”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập dượt để nhân dân cầm chínhquyền. Sau ngày giành chính quyền, nhất quán và xuyên suốt trong tư duy và hành độngcủa Người vẫn là xây dựng Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.114.2 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hànhchính. Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà nước Việt Nam Cách mạng tháng Tám Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Tình cảm quốc tế của Bác Hồ: Phần 1
84 trang 371 0 0 -
11 trang 267 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (Tập I: 1930-1954) - Phần 1
212 trang 241 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
160 trang 205 0 0 -
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần SSại hội XIII của Đảng
4 trang 204 0 0 -
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 198 0 0 -
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam - 130 Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
38 trang 178 0 0 -
Công tác bảo vệ nền tư tưởng của Đảng trong tình hình mới: Phần 2
210 trang 176 0 0 -
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 2
101 trang 168 0 0 -
Bài thu hoạch Triết học: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
22 trang 166 0 0 -
Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
10 trang 151 0 0 -
25 trang 149 1 0
-
Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
11 trang 140 0 0 -
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
93 trang 133 0 0 -
Giá trị lý luận và ý nghĩa thời đại - Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 1
217 trang 131 0 0 -
798 trang 127 0 0
-
130 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
78 trang 117 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (11tr)
11 trang 108 0 0 -
18 trang 103 0 0
-
27 trang 100 0 0