Danh mục tài liệu

Vai trò của giáo dục - đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm hướng tới nền kinh tế tri thức ở Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.84 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết với nội dung tập trung khai thác đánh giá về vai trò của giáo dục - đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm hướng tới nền kinh tế tri thức ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài viết này sẽ nê lên vai trò và tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong việc hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của thành phố trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giáo dục - đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm hướng tới nền kinh tế tri thức ở Thành phố Hồ Chí MinhVai trò của giáo dục . . .Nghiên cứu – Trao đổiVAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNGVÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NHẰMHƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNguyễn Thị Phương Nam*TÓM TẮTTheo nghiên cứu của World Bank một nền kinh tế tri thức cần dựa trên 4 cột trụ, trong đógiáo dục - đào tạo là một trong tứ trụ này và có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra lực lượnglao động chất lượng cao góp phần hình thành một nền kinh tế dựa vào tri thức, tăng năng suất vàgiá trị đầu ra cho nền kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã nỗ lực phát triểnvà chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm hướng đến nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức, do đó lựclượng lao động chất lượng cao và có tri thức là nhu cầu cấp thiết cho mục tiêu phát triển của thànhphố, trong khi đó theo báo cáo của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường laođộng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lực lượng lao động chưa qua đào tạo trên địa bàn thành phốchiếm đến 33.27%. Do đó cần có những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy việc giáo dục vàđào tạo nhân lực cho thành phố trong giai đoạn tới. Trong bài viết này sẽ nê lên vai trò và tầm quantrọng của giáo dục - đào tạo trong việc hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứngmục tiêu phát triển của thành phố trong thời gian tới.Từ khoá: vai trò giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế tri thức,thành phố Hồ Chí MinhROLE OF EDUCATION - TRAINING AND DEVELOPMENT DURINGHIGH QUALITY HUMAN RESOURCES FOR FOUNDATION TOWARDSECONOMIC KNOWLEDGE IN HO CHI MINHABSTRACTAccording to World Bank Report, knowledge based economy needs 4 pillars, in whicheducation and training play a vital role in generating and forging high quality manpower forthe development of the economy. In recent years, HCMC had great efforts in restructuring theeconomy for the development toward a knowledge based economy therefore the demand forhigh quality human resource is essential. Whilst the Center of Forecasting Manpower Needsand Labor Market Information HCMC (FALMI) showed untrained labors account for 33.27% inthe labor forcel. Hence, this paper show the role of education and training for the developmentof HCMC’s high quality labor forceKeywords: the role of education - training, high-quality human resources, knowledgeeconomy, Ho Chi Minh City.*ThS. Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực II. M: 090 3333 079. E: nam.ntp@mobifone.vn109Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật1. ĐẶT VẤN ĐỀĐầu thế kỷ 20 khoảng cách thu nhập bìnhquân giữa nước giàu nhất so với nước nghèonhất là 10 lần, thì đầu thế kỷ 21, khoảng cáchđó là 400 lần. Không cập nhật tri thức mớitrong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc, bấtcập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếutố hàng đầu dẫn tới sự phân hóa phát triển kém phát triển. Khoảng 30 năm trở lại đây,lượng kiến thức nhân loại thu được từ khoahọc và công nghệ bằng tổng số kiến thức tronghai ngàn năm trước đó. Theo dự báo, đến năm2020, những tri thức khoa học sẽ tăng khoảng4 lần so với năm 2000. Với xu thế hội nhậphiện nay vai trò của tri thức ngày càng trở nênquan trọng, nó trở thành động lực của tăngtrưởng kinh tế, cũng vì lẽ đó mà ra đời thuậtngữ “kinh tế tri thức”. Theo Ngân hang thếgiới (World Bank) đưa ra khái niệm về kinh tếtri thức vào năm 1999 như sau: “Là nền kinhtế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triểnkinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận vàkhai thác nguồn tri thức toàn cầu cũng nhưthích ứng và sáng tạo tri thức để dùng chocác nhu cầu riêng”. Theo Tổ chức hợp tácvà phát triển kinh tế (OECD) “kinh tế tri thứclà nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sảnxuất phân phối và sử dụng tri thức thông tin”.Tri thức có vai trò to lớn đối với việc tăngnăng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm… Phát triển kinh tế tri thức sẽ tiết kiệmđược tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ônhiễm môi trường, giảm bớt nặng nhọc tronglao động. Vì vậy, hiện nay, các nước đều dànhsự quan tâm hàng đầu cho việc xây dựng vàthực hiện chiến lược quốc gia về tri thức vàphát triển đội ngũ trí thức. Ở đâu có nhiều trithức hơn, ở đó có nền kinh tế phát triển hơn;những công ty, đơn vị nào có nhiều tri thức sẽphát triển mạnh hơn; những cá nhân nào cótri thức, có trình độ sẽ nhận được việc làm tốthơn, thu nhập cao hơn. Phát triển kinh tế trithức là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, phùhợp với quy luật vận động và phát triển củaxã hội.Hiện nay cuộc cách mạng khoa học côngnghệ phát triển như vũ bão đã tác động sâusắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và quá trìnhtoàn cầu hoá có ảnh hưởng sâu rộng đến sựphát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới.Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giớiđều có chiến luợc phát triển kinh tế tri thức ...