Danh mục

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - VS.TSKH. Nguyễn Chơn Trung

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.65 KB      Lượt xem: 175      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng và chất lượng cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Việc phát triển nguồn nhân lực mang lại hiệu quả rất lớn và theo đánh giá của một số chuyên gia thì không có việc đầu tư nào mang lại nguồn thu lợi lớn như đầu tư vào giáo dục. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - VS.TSKH. Nguyễn Chơn Trung GIẢI PHÁP VỀ ÐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH 1 VS.TSKH. Nguyễn Chơn Trung Tổng kết thực tiễn 15 năm đổi mới. Nghị quyết Ðại hội IX của Ðảng một lần nữa khẳng định Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng và chất lượng cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển nguồn nhân lực mang lại hiệu quả rất lớn và theo đánh giá của một số chuyên gia thì không có việc đầu tư nào mang lại nguồn thu lợi lớn như đầu tư vào giáo dục. Chính vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, đây là quốc sách hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh được coi là một thành phố năng động trong việc phát triển kinh tế - thương mại của cả nước, và là trọng điểm phát triển kinh tế công nghiệp phía Nam trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Là một trong những nơi tập trung các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất kể cả đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước, vì vậy nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của thành phố, trong đó có sự phát triển của khu chế xuất (KCX) Tân Thuận ở Quận 7, Linh Trung, Linh Trung II ở Quận Thủ Ðức và 12 Khu công nghiệp (KCN) tập trung ở Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Củ Chi, Quận Tân Bình, Quận 12, Quận 2, Quận Thủ Ðức. Tính đến cuối tháng 6 năm 2004, trong KCX và 12 KCN đã thu hút được 908 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD (trong đó có 408 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn là 1,6 tỷ USD, 500 dự án có vốn đầu tư 16.463 tỷ VNÐ. Kim ngạch xuất khẩu là 5,62 tỷ USD, sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, giải quyết việc làm cho 136.221 người. 1. Số lượng lao động các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp.HCM đến tháng 6/2004: (Nguồn Hepza) Bảng 1 Tổng số lao động Tại KCN Tân Thuận Tại KCN Linh Trung I, II Các KCN 136.221 39.621 50.888 45.712 Theo cơ cấu vốn đầu tư các ngành nghề kinh tế kỹ thuật tại khu chế xuất, khu công nghiệp thì ngành dệt may, điện, điện tử và cơ khí chiếm tỷ trọng cao trong bảng cơ cấu vốn đầu tư. Lao động cho các ngành nghề này đa số ở độ tuổi 18 1 Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN Tp.HCM đến 30 trong đó ngành điện tử và dệt may thì một số doanh nghiệp thường tuyển dụng trên 90% là lao động nữ, cho nên gây ra tình trạng thừa lao động nam, nhưng lại thiếu lao động nữ. 2. Cơ cấu vốn đầu tư các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật tại KCX, KCN: (Nguồn Hepza) Bảng 2 Tỷ lệ % trên tổng vốn đầu tư Số TT Ngành sản phẩm Trong KCX, KCN 1 Dệt, may, thêu 15,93 2 Ðiện, điện tử 13,2 3 Cơ khí, kim loại khuôn 11,58 4 Giấy carton, bao bì 9,02 5 Thực phẩm 8,34 6 Nhựa, cao su 7,38 7 Giày dép, túi sách 7,72 8 Hoá chất 6,65 9 Phi kim loại 6.6 10 Dụng cụ thể thao 0,64 11 Khác 13,94 3. Tình hình lao động theo ngành nghề trong KCX, KCN tính đến năm 2003: Lao động STT Ngành sản xuất Số xí nghiệp Số lượng Tỷ lệ % 1 May 143 25.208 18,95 2 Giày 19 30.884 23,22 3 Cơ khí 128 11.557 8,70 4 Ðiện - điện tử 30 13.361 10,04 5 Dệt 24 3.937 2,96 6 Nhựa, cao su 96 7.874 5,92 7 Thực phẩm 97 3.903 2,93 8 Khác 317 36.273 27,28 Tổng cộng 854 132.997 100 Qua bảng 3 cho chúng ta thấy rằng ngành may và giày chiếm tỷ lệ cao trong các nghề sản xuất của KCX, KCN chiếm 42%. Một số ngành nghề chia bình quân cho một doanh nghiệp: + Ngành sản xuất giày là chiếm nhiều lao động nhất: 1.265 lao động/công ty + Ngành điện tử : 445 lao động/công ty + Ngành may : 176 lao động/công ty + Ngành dệt : 164 lao động/công ty + Ngành sản xuất thực phẩm: 40 lao động/công ty 4. Ðánh giá: Với 54 trường đại học và 250 trường dạy nghề, thành phố có khả năng cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, ổn định chất lượng cao với khoảng 300.000 sinh viên ra trường mỗi năm đã góp phần giải quyết nhân lực cho các doanh nghiệp đang đầu tư tại Tp.HCM đặc biệt trong các KCX, KCN. Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư ngoài đánh giá người lao động Việt Nam siêng năng, nhiệt tình và sáng tạo. Cùng với sự phát triển của thị trường lao động, nên người lao động có thể đăng ký tìm việc qua các ngày hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: