Danh mục tài liệu

Vai trò của hiến pháp và việc tổng kết thực thi hiến pháp của nước ta

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết nói về nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của hiến pháp và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hiến pháp của nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của hiến pháp và việc tổng kết thực thi hiến pháp của nước taVAI TRÒ CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC TỔNG KẾTTHỰC THI HIẾN PHÁP CỦA NƯỚC TABÙI ANH THỦY*1. Nhận thức của Đảng và Nhà nước tavề vai trò của hiến pháp*Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945,nước ta là một nước thuộc địa nửa phongkiến với chính thể quân chủ chuyên chế, nênkhông có hiến pháp. Tuy nhiên, vào nhữngnăm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tưtưởng Cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm1789, ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi(Trung Hoa) năm 1911 và chính sách duytân mà Minh Trị Thiên hoàng đã áp dụng tạiNhật Bản, trong giới trí thức Việt Nam đãxuất hiện tư tưởng lập hiến. Đầu năm 1919,nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã gửi Támđiểm Yêu sách của nhân dân An Nam choHội nghị Verssailles của các nước Đồngminh, trong đó đã thể hiện rõ tư tưởng lậphiến. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã dịchvà diễn thành lời ca bản Yêu sách của nhândân An Nam để tuyên truyền trong đồngbào Việt kiều ở Pháp. Trong Tám điều Yêusách, đáng lưu ý là điều thứ 7 - yêu cầu lậphiến, lập pháp cho nhân dân Việt Nam:Bảy xin hiến pháp ban hànhTrăm điều phải có thần linh pháp quyềnCũng trong “Bản yêu sách của nhân dânAn Nam” gửi đến Hội nghị Verssailles năm1919, Nguyễn Ái Quốc đã đòi “thay đổi chếđộ sắc luật bằng chế độ luật…”. Theo đó,yêu cầu thay đổi văn bản pháp luật do cánhân Toàn quyền Đông Dương ban hànhbằng việc cơ quan lập pháp do nhân dân bầura ban hành các văn bản pháp luật.TS. Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), Tp. HồChí Minh.*Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục chocông bố một bản yêu sách nữa mang tiêuđề: Lời hô hoán cùng Vạn quốc hội. Bảnyêu sách này đòi trả quyền tự quyết chonhân dân Việt Nam, đòi quyền độc lập hoàntoàn và tức khắc ngay cho dân tộc ViệtNam. Bản yêu sách tuyên bố: Nếu đượcđộc lập ngay thì Việt Nam sẽ tình nguyệntrả (dần từng năm) một phần nợ mà nướcPháp đã vay Mỹ và Anh trong hồi Âuchiến, Việt Nam sẽ ký Hòa ước liên minhvới nước Pháp và sẽ xếp đặt một nền hiếnpháp theo lý tưởng dân quyền1.Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ6 (năm 1939) của Đảng Cộng sản ĐôngDương đã khẳng định lại chủ trương, đườnglối chính sách của Đảng Cộng sản là: “ĐảngCộng sản đấu tranh cho sự thống nhất dântộc Việt Nam không phải bằng cách quỵ lụyhay mặc cả với đế quốc ban hành cho mộtbản hiến pháp, trái lại bằng cách liên kết tấtcả các dân tộc, các giai cấp, các đảng pháiphản đế để đánh đổ đế quốc, làm cách mạnggiải phóng dân tộc. Đảng Cộng sản luônluôn chú ý bênh vực quyền lợi của vô sản vàquần chúng lao động và Đảng sẽ lãnh đạocuộc cách mạng đến triệt để giải phóng giaicấp và dân chúng lao động”.Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai tròcủa bản hiến văn trong việc khẳng địnhquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tứclà một nhà nước dân chủ, đoạn tuyệt với nhànước quân chủ, nên ngay sau ngày Tuyênngôn Độc lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tạiphiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sựcần thiết phải có một bản hiến pháp cho Nhà44nước Việt Nam. Vì vậy, lý do quan trọngnhất cho sự ra đời của bản hiến pháp đầutiên của Nhà nước Việt Nam là nhu cầu củacông cuộc xây dựng một nhà nước dân chủ,mọi quyền lực nhà nước phải thuộc về nhândân Việt Nam. Hiến pháp như là một bảnvăn làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chứcchính quyền dân chủ một cách hợp pháp,cũng như làm cơ sở cho mọi hoạt động củaxã hội này. Việc xây dựng bản hiến phápđầu tiên còn là sự đòi hỏi một lần nữa vềmặt pháp lý cùng với Tuyên ngôn Độc lậpkhẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.Chính vì những lẽ đó, Đảng và Hồ Chủ tịchcủa Chính phủ Cách mạng Lâm thời rấtquan tâm đến việc soạn thảo và thông quahiến pháp. Ngày 3 tháng 9 năm 1945, trongphiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủLâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ thứ ba là việcphải khẩn trương soạn thảo hiến pháp.Người nêu: “Trước chúng ta đã bị chế độquân chủ chuyên chế cai trị rồi đến chế độthực dân không kém phần chuyên chế, nênnước ta không có hiến pháp. Nhân dân takhông hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng taphải có một Hiến pháp dân chủ2”. Việc banhành Hiến pháp của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa vào ngày 9-11-1946 là sựkhẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủquyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sựđộc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà.Hiến pháp năm 1946, vì điều kiện lịch sử,tuy không được toàn quốc thực hiện, nhưngvới chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơinào có điều kiện vẫn được thi hành. Sauchiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miềnBắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩaxã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranhcách mạng giải phóng dân tộc. Theo nhậnđịnh của Đảng, Hiến pháp năm 1946 đãhoàn thành sứ mạng lịch sử của mình. Sovới tình hình mới, xây dựng một chế độ xãTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 6/2012hội chủ nghĩa, tức là xây dựng một chế độdân chủ mới cần phải có một bản hiến phápmới. Hiến pháp năm 1959 r ...