Danh mục tài liệu

Vai trò của Kanji trong tiếng Nhật

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 617.89 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò của Kanji trong tiếng Nhật chỉ ra những ưu điểm mà chữ Kanji đã đem lại cho Nhật Bản, đồng thời là những trở ngại của nó cả trong đời sống người hằng ngày của người Nhật nói riêng và cả văn hóa của họ nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của Kanji trong tiếng Nhật VAI TRÒ CỦA KANJI TRONG TIẾNG NHẬT Lê Bùi Gia Huy Khoa Nhật Bản Học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Đoàn Hương Thủy, GV. Phạm Lê Uyên TÓM TẮT Nghiên cứu sẽ viết về sự hình thành và vai trò của nó, sẽ giúp lí giải tại sao người Nhật vẫn đang sử dụng Kanji, trong khi có những lựa chọn tốt hơn như cải biên lại hoàn toàn chữ viết như cách người Hàn Quốc đã làm hoặc sử dụng hoàn toàn chữ Latinh như Việt Nam, sẽ giúp việc học tiếng và đào tạo trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bài viết chỉ ra những ưu điểm mà chữ Kanji đã đem lại cho Nhật Bản, đồng thời là những trở ngại của nó cả trong đời sống người hằng ngày của người Nhật nói riêng và cả văn hóa của họ nói chung. Từ khóa: chữ hán, kanji, manyougana, tiếng nhật, văn hóa GIỚI THIỆU Những người học tiếng Nhật có lẽ đều có chung một trở ngại lớn nhất, cũng như là thứ khiến nhiều người bỏ ngang quá trình học của mình nhất – đó chính là Kanji (hay còn gọi là chữ Hán). Một phần vì đối với chúng ta, hệ thống chữ Hán đã dần trở thành như một phần của quá khứ, xa vời và ít có cơ hội để tiếp cận. Chính vì thế mà có người nói rằng qua quá trình học tiếng Nhật và thông thạo chữ Kanji, họ lại như hiểu rõ thêm về chính ngôn ngữ tiếng Việt hơn thông qua việc học các âm chữ Hán. Thế nên qua bài nghiên cứu sau đây, tôi mong một phần nào đó người học tiếng Nhật sẽ có góc nhìn trực quan hơn về Kanji và có động lực hơn để chinh phục thử thách tuy khó nhằn mà thú vị này. 1. VAI TRÒ CỦA KANJI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH BẢNG CHỮ CÁI HIRAGANA VÀ KATAKANA 1.1. CHỮ MAN'YŌGANA – TIỀN THÂN CỦA CHỮ HIRAGANA VÀ KATAKANA Chúng ta thường nghe qua việc chữ Hán du nhập vào Nhật Bản từ các thương gia Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ IV sau CN. Nhưng lại ít ai biết rằng trước đó, Nhật Bản hoàn toàn không có chữ viết, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi xuất hiện ở Nhật, chữ Kanji đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi và trở thành một thành phần quan trọng trong hệ thống chữ viết chính quy đầu tiên của Nhật Bản, đó là hệ chữ mà Kanji lại được sử dụng để viết toàn bộ tiếng Nhật, tương tự như cách người Trung Hoa đã và đang viết ngôn ngữ của họ, và まんようがな cách viết này được gọi là Man'yōgana ( “万葉仮名” - âm Hán Việt là “Vạn diệp giả danh”). Thời điểm ra đời cụ thể của hệ thống chữ viết này hiện chưa được xác định rõ ràng, nhưng người ta chắc chắn nó đã được đưa 3431 vào sử dụng từ khoảng giữa thế kỷ thứ XII sau Công nguyên, dựa vào minh chứng có từ 1 tập thơ có tên Man'yōshū (万葉集 -Vạn Diệp Tập) đã được viết bằng Man'yōgana từ thời Nara. Trong hệ thống chữ này, mỗi ký tự Kanji sẽ biểu trưng cho một số lượng các âm tiết khác nhau tùy từng kiểu mẫu, một số trong đó tương đối dễ hiểu, đa số dựa vào 2 cách thức đó là Shakuon kana (借音仮名 - Tá âm giả danh), dựa trên cách đọc On'yomi và Shakkun kana (借訓仮名 - Tá huấn giả danh), dựa trên cách đọc Kun'yomi nhưng nhìn chung khá rắc rối và phức tạp vì số lượng chữ rất lớn và cách sử dụng không linh hoạt, số lượng các chữ bắt buộc phải biết để sử dụng thành thạo rất cao. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu để tạo ra một bảng chữ quy chuẩn phục vụ cho việc ký âm các chữ Kanji và phục vụ cho các mục đích ngữ pháp ngày càng trở nên thiết thực và sự ra đời của 2 bảng chữ Hiragana và Katakana là điều tất yếu. 1.2 SỰ HÌNH THÀNH CỦA 2 BẢNG CHỮ HIRAGANA VÀ KATAKANA 1.2.1 CHỮ HIRAGANA Đều được xem như là những bảng chữ có gốc rễ là chữ Kanji nhưng Katakana và Hiragana vẫn có cho mình những điểm đặc trưng riêng nhất định. Hiragana được phát triển từ Man'yōgana theo phong cách viết thảo vào thế kỉ thứ IX sau Công nguyên, do có nét chữ mềm mại và có phần nữ tính nên ban đầu khi mới được tạo ra, Hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người vẫn giữ quan điểm chỉ có chữ Hán mới là thứ chữ đáng học của giới thượng lưu, do được nữ giới ưa chuộng nên công luận càng cho rằng hiragana là thứ chữ thấp hèn của đàn bà, trẻ con, hay những người thất học mới dùng tới. Từ đó, xuất hiện một danh từ Onnade ( 女手 - Nữ thủ) để chỉ lối chữ này. Tuy nhiên về sau, khi các tác phẩm văn học nổi tiếng dần được viết bằng Hiragana, nó dần được chấp nhận rộng rãi hơn và được sử dụng đến ngày nay. Ngày xưa, tất cả các âm thanh đều có nhiều hơn một Hiragana. Vào năm 1900, hệ thống chữ này đã được tinh giản lại sao cho mỗi âm chỉ có một Hiragana. 3432 Hình 1: Bảng chữ Hiragana và chữ Manyogana tương đương 1.2.2 CHỮ KATAKANA Katakana được các nhà sư Phật giao phát triển dựa theo các phần của những ký tự Man'yōgana, và được dùng như một dạng tốc ký để tiện cho việc ghi chép vào khoảng những năm 800 sau Công nguyên. Trong một số trường hợp, một ký tự Man'yōgana này cho ra đời một kí tự Hiragana mà ta thấy ngày này, tuy nhiên cũng cùng âm tiết đó nhưng một ký tự Katakana tương đương lại có nguồn gốc từ một ký tự Man'yōgana khác; ví dụ như ký tự Hiragana “る” có nguồn gốc từ Manyogana “留”, trong khi ký tự Katakana “ル” lại bắt nguồn từ Man'yōgana “流”. 2. ỨNG DỤNG CỦA CHỮ KANJI TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT Tuy không khả dụng trong phương diện khẩu ngữ, tức là trong ngôn ngữ nói, tuy nhiên với tính chất là một ngôn ngữ mang tính chất chắp vá, ghép câu linh hoạt nên một đơn vị câu trong tiếng Nhật có thể chở nên rất dài, vì thế khi ghi chép lại bằng các bảng chữ tượng âm như Katakana và Hiragana thì sẽ rất dài và khó đọc. Thêm vào đó tiếng Nhật tồn tại rất nhiều từ đồng âm, do đó nên khi viết bằng 2 bảng chữ biểu âm thì sẽ vô cùng khó để hiểu nội dung và phải phụ thuộc rất lớn vào việc người đọc có hiểu được ngữ cảnh của câu hay không, chính vì thế sử dụng Kanji để biểu ý, thu gọn chữ là vô cùng cần thiết. Mặt khác khi xem xét về mặt chức nă ...