Danh mục tài liệu

Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.48 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời gắn liền với vai trò, tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)TẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 111-119 VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930) Đào Văn Trưởng Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong tiến trình phát triển của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Namra đời gắn liền với vai trò, tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyệnĐảng ta. Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản, Cương lĩnh chính trị, Đông Dương 1. Đặt vấn đề: Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp xâm lược, các phong tràoyêu nước của nhân dân ta theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản diễn ra liên tục,sôi nổi, rộng khắp song đều bị đàn áp và thất bại. Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử,Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra chân lý của thời đại: đó chính là con đường cách mạng vô sản. Vàocuối những năm 20 của thế kỷ XX, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạngvô sản phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam đặt ra yêu cầu phải có một Đảng Cộng sản nhằm tạosự thống nhất về mặt tổ chức, lãnh đạo. Kết quả là, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam (1930) diễn ra như một quy luật tất yếu khách quan của lịch sử. Tại Hội nghị này,Nguyễn Ái Quốc đã có những đóng góp vô cùng quan trọng góp phần đưa Hội nghị đến thànhcông. Nội dung bài viết này tập trung nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò của Nguyễn Ái Quốcvới Hội nghị thành lập Đảng (1930). 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị * Tình hình quốc tế Sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm 1917 với sự ra đời của Nhà nướcXôviết đầu tiên trên thế giới đã có tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới tiến trình phát triển củalịch sử thế giới hiện đại. Trong đó, tác động một cách trực tiếp mạnh mẽ đến phong trào đấutranh giải phóng dân tộc và là một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của các đảng cộngsản trên thế giới như: Đảng Cộng sản Hunggari (năm 1918), Đảng Cộng sản Mỹ (năm 1920),Đảng Cộng sản Anh, Đảng Cộng sản Pháp (năm 1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc và ĐảngCộng sản Mông Cổ (năm 1921), Đảng cộng sản Nhật Bản (năm 1922).Ngày nhận bài: 26/4/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016Liên lạc: Đào Văn Trưởng- mail: daovantruong.tp@gmail.com 111 Cùng với đó là sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III vào tháng 3-1919) có ýnghĩa quan trọng đối với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong đócó Việt Nam. Như vậy, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tếIII và xu thế thành lập Đảng cộng sản phát triển mạnh trên thế giới đã có tác động sâu sắc tớinhững người cộng sản Việt Nam, trong đó có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc “An Nam muốn cáchmạng thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế” [7, tr. 287]. * Tình hình trong nước Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác–Lênin và hoạt động truyền bá tích cực của NguyễnÁi Quốc cùng với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, phong trào yêu nước theo khuynhhướng cách mạng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, chuyển từ tự phát sang tự giác dẫnđến sự phân hóa tích cực trong 2 tổ chức là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việtcách mạng Đảng để hình thành 3 tổ chức cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 8/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tháng1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản chứng tỏ lý luận giải phóng dân tộc theo khuynhhướng cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào phong tràocách mạng của nhân dân Việt Nam. Đồng thời khẳng định rằng xu thế thành lập Đảng Cộngsản đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan ở Việt Nam. Ba tổ chức cộng sản đi vào hoạtđộng, tổ chức tuyên truyền, lãnh đạo quần chúng đấu tranh có tác dụng làm cho phong tràocách mạng phát triển ngày một mạnh hơn. Tuy nhiên, sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây bất lợi chophong trào cách mạng; trước hết, nó làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cáchmạng bị phân tán và đi xuống; mặt khác, trong quá trình hoạt động các tổ chức thường côngkích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, cả ba tổ chức đều nhận mình là chân chính, đều vậnđộng Quốc tế Cộng sản công nhận mình là một Chi bộ đại diện cho những người cộng sản ởĐông Dương khi đó “Nhận định của Đông Dương Cộng sản Đảng về An Nam cộng sản Đảngđược trình bày trong bức thư của một đồng chí lãnh đạo Đông Dương cộng sản Đảng gửi chođồng chí Ngô Gia Tự (bí danh là Bách) như sau: tổ chức PCA (An Nam cộng sản Đảng)không phải là vì cách mệnh mà chính là để đối phó với PCI (Đông Dương cộng sản Đảng)”[5, tr. 141]. Như vậy, có thể nhận thấy mâu thuẫn giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ngàycàng lên cao; điều này không phù hợp với lợi ích của phong trào cách mạng và nguyên tắc tổchức của Đảng Cộng sản. Nếu tình trạng đó tiếp tục kéo dài sẽ là một nguy cơ lớn đối vớicách mạng Việt Nam. Lúc này, yêu cầu cấp bách bách đặt ra đối với cách mạng Việt Nam làphải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản thống nhất nhằm tiếp tục sứ mệnh lãnh đạophong trào cách mạng Việt Nam phát triển. Nhận thức được điều đó, Quốc tế Cộng sản đã gửi cho những người cộng sản ở ĐôngDương một tài liệu với nhan đề: Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương,trong đó nhấn mạnh: “Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần 112chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: