Danh mục tài liệu

Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Đại học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.00 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thư viện là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của một trường đại học. Đối với giảng viên, thư viện là phương tiện giúp giảng viên thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực, là cơ sở giúp giảng viên mở rộng nội dung giảng dạy. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Đại họcCreated by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) http://www.simpopdf.comÝ KIẾN TRAO ĐỔI Nguyễn Thị Thư VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC Nguyễn Thị Thư*1. Mở đầu Đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học là một trong những nội dungcủa đổi mới giáo dục. Đây là vấn đề đã được đề cập nhiều từ sau Hội nghị lần thứHai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, nhưng đến nay nó vẫn mangtính thời sự, bởi vì đổi mới phương pháp dạy và học không phải là vấn đề có tínhchất nhất thời mà là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên của những ngườitham gia vào quá trình đào tạo, để phương pháp dạy và học luôn thích nghi vớithực tiễn xã hội, với thời đại. Đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học là vấn đề có liên quan chặt chẽđến nhiều vấn đề khác của quá trình dạy học, như: Mục tiêu đào tạo; Nội dung,chương trình đào tạo; Phương tiện đào tạo;…Do đó, đổi mới phương pháp dạy vàhọc đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, phải thỏa mãn nhiều điều kiện. “Phươngpháp và phương tiện là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết vớinhau. Phương tiện dạy học có tác động trực tiếp đến phương pháp dạy học”. (5) Ở đây chỉ xin được đề cập đến vai trò của thư viện trong việc đổi mớiphương pháp dạy và học đại học.2. Vai trò của thư viện đại học Thư viện đại học là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của mộttrường đại học, là thiết chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo đạihọc. Chính vì vậy, trên thế giới có những thư viện đại học được thành lập từ rấtsớm cùng với sự thành lập của trường đại học, như Thư viện Đại học SantoTomas ở Philippines (thành lập năm 1610) và có những thư viện đại học có vốntài liệu đồ sộ không thua kém một thư viện quốc gia, như Thư viện Đại học Quốcgia Singapore (có hơn 2 triệu bản). Từ những thực tế trên đã xác định được vị trí,vai trò quan trọng của thư viện đại học.* TS. – Trường ĐH Văn hóa Tp.HCM 221Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) http://www.simpopdf.comTạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008 Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các trường đại học rất quan tâm đếnthư viện, đã đầu tư kinh phí cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động của thư việnđể nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó có việc đổi mới phương phápdạy và học. Nói đến đổi mới phương pháp dạy và học là nói đến đổi mới hoạt động củacả giảng viên và sinh viên. Thư viện đại học đóng một vai trò đặc biệt quan trọngđối với cả giảng viên và sinh viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy vàhọc . Đối với giảng viên, thư viện đại học một mặt là nơi lưu giữ đầy đủ nhất, hệthống nhất và mới nhất những kiến thức về ngành nghề, về lĩnh vực khoa học đểnghiên cứu, giảng dạy (mà trước sự phát triển vũ bão của thông tin, một cá nhângiảng viên khó có thể sở hữu được đầy đủ tất cả các nguồn thông tin của nhânloại về vấn đề mình quan tâm); là nơi cung cấp thông tin để giảng viên thườngxuyên cập nhật nội dung giảng dạy, làm mới cũng như làm phong phú nội dunggiảng dạy. Mặt khác, thư viện đại học là phương tiện giúp giảng viên thực hiệnphương pháp phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, phát huytính sáng tạo của sinh viên trong quá trình đào tạo. Không có tài liệu của thư viện, giảng viên bắt buộc phải truyền đạt hếtnhững kiến thức cần thiết của ngành nghề, của một lĩnh vực khoa học nhất định.Đó là điều không thể thực hiện được, đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại“bùng nổ thông tin”. “Nếu trước kia người ta có thể sử dụng thời gian bốn, nămnăm đại học để trang bị một vốn tri thức về một nghề nghiệp cao cấp nào đó chomột sinh viên để anh ta sử dụng hầu như trong cả cuộc đời hành nghề của mình,thì ngày nay điều đó là điều hoang tưởng” (4). Bên cạnh đó, phương pháp truyềnthụ một chiều của giảng viên sẽ làm cho sinh viên thụ động trong việc tiếp thu trithức mới và hạn chế khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Với sự hỗ trợcủa thư viện đại học, của tài liệu; giảng viên chỉ cần truyền đạt những kiến thứccơ bản, nền tảng của ngành nghề, của lĩnh vực khoa học và hướng dẫn sinh viêntìm kiếm thông tin, tìm kiếm tri thức về ngành nghề, về lĩnh vực khoa học này ởtài liệu, ở thư viện; phát huy tính chủ động của sinh viên trong quá trình đào tạo.“Được học sẽ hạnh phúc hơn gấp nhiều lần là được dạy và bị dạy” (6). Để có thể thực hiện phương pháp dạy học này yêu cầu giảng viên phải làngười sử dụng thành thạo các nguồn lực thông tin trong xã hội về ngành nghề, về222Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) ...

Tài liệu có liên quan: