Danh mục tài liệu

Vai trò của tôn giáo trong xây dựng xã hội Việt Nam hiện nay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết, bên cạnh chỉ ra vai trò của tôn giáo nói chung, sẽ tập trung phân tích giá trị của tôn giáo trong liên kết cộng đồng và xã hội, tạo động lực trong xây dựng xã hội nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhiệm vụ cơ bản của chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tôn giáo trong xây dựng xã hội Việt Nam hiện nay 28 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 BÙI THỊ KIM HẬU* VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết tôn giáo, được phát huy đã mang lại thành công của cách mạng. Bài viết, bên cạnh chỉ ra vai trò của tôn giáo nói chung, sẽ tập trung phân tích giá trị của tôn giáo trong liên kết cộng đồng và xã hội, tạo động lực trong xây dựng xã hội nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhiệm vụ cơ bản của chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ khóa: Đạo đức, hiện nay, tôn giáo, vai trò, Việt Nam, xã hội. 1. Khái quát vai trò của thực thể tôn giáo trong xã hội Với tư cách là thực thể xã hội, tôn giáo luôn có vai trò và đóng góp nhất định trong các mặt đời sống xã hội, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền văn hóa của dân tộc, góp phần hình thành những giá trị đạo đức cho quần chúng nhân dân trong những giai đoạn lịch sử. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách nhất quán của Đảng từ trước đến nay. Điều 5, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo khẳng định: Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; Tôn trọng, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo; Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên; Tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh và đời sống tinh thần của nhân dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; Động viên các tổ * TS., Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí Tuyên truyền Bùi Thị Kim Hậu. Vai trò của tôn giáo... 29 chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo đã góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội giữa con người với con người và quan hệ giữa con người với tự nhiên, góp phần xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay trong một chừng mực nhất định. Những giá trị đó cũng góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường hiện nay. Thực tế cho thấy, “ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định và lối sống đạo đức nền nếp hơn”2. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa tôn giáo chỉ có tính tích cực. Trong thực tế, một số hiện tượng xung đột gây nên những hậu quả không nhỏ cho xã hội cũng đã và đang nảy sinh từ việc lợi dụng tôn giáo. Do đó, cần nhận diện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những giá trị của tôn giáo và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Có thể khẳng định, dù có sự khác nhau về thế giới quan và phương pháp thực hiện mục đích đề ra giữa người không theo tôn giáo và người theo tôn giáo, nhưng tất cả đều có cùng điểm tương đồng là hướng thiện, hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp; giải phóng con người khỏi sự áp bức, bất công; mong muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đây là mạch kết nối, nơi gặp gỡ giữa giá trị nhân bản trong tôn giáo với giá trị nhân văn của chủ nghĩa xã hội, có tác dụng huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, việc chấp nhận sự khác biệt, làm rõ các giá trị tôn giáo, tìm kiếm sự tương đồng, tạo sự đồng thuận giữa người theo các tôn giáo khác nhau và giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo sẽ tạo ra động lực tổng hợp trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước. 2. Tôn giáo xác lập giá trị liên kết cộng đồng và xã hội, tạo động lực trong xây dựng xã hội Tôn giáo góp phần xây dựng, củng cố các giá trị đạo đức, luân lý ở mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đồng thời khắc phục những hạn chế của 30 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 sự suy thoái đạo đức do tác động tiêu cực của xã hội, góp phần đảm bảo sự bình an tinh thần cho một bộ phận nhân dân. Tôn giáo là thực thể xã hội gắn liền với sự phát triển của các mặt đời sống xã hội, vì vậy, đạo đức tôn giáo là một bộ phận của đạo đức xã hội và gắn kết chặt chẽ với đạo ...