Danh mục tài liệu

Vai trò giáo dục đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 567.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích mối quan hệ giữa chương trình giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức khởi nghiệp của sinh viên, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò giáo dục đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay VAI TRÒ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Trần Thị Khánh Linh1 TÓM TẮT: Mở rộng lý thuyết hành vi của Ajzen, thông qua kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến, nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của các chương trình giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 229 sinh viên đang theo học cách ngành liên quan đến kinh tế, kĩ thuật của Đại học Huế thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả chỉ ra rằng chương trình giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, tác giả đề xuất một số gợi ý khuyến nghị cho các trường đại học nhằm thức đẩy tiềm năng và ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đại học hiện nay. Từ khóa: Giáo dục đại học; giáo dục khởi nghiệp; ý định khởi nghiệp; lý thuyết hành vi dự định; sinh viên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới rất chú trọng tinh thần khởi nghiệp và xem đó là cách thức đểthúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm (Shane và Venkataraman, 2000). Kinh nghiệm từ cácquốc gia thành công trên thế giới cho thấy đối tượng khởi nghệp tập trung vào giới trẻ. Và khởi nghiệp khiđang là sinh viên có thể không phải là con đường lựa chọn của tất cả, tuy nhiên trường học lại là nơi tuyệtvời để bắt đầu kinh doanh. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp giáo dục đạihọc vào giáo dục khởi nghiệp có thể thúc đẩy tinh thần kinh doanh (Gatewood và cộng sự, 2002; Mitravà Matlay, 2004; Kuratko, 2005; Harris và Gibson, 2008; Henry và cộng sự 2005; Falkang và Alberti,2000; Kirby, 2002; Kuratko, 2003). Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượngcác chương trình doanh nhân tại các trường cao đẳng và đại học (Finkle and Deeds, 2001; Kurakto, 2005;Matlay, 2005). Những lợi ích của giáo dục kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và giáo dục khen ngợi;tuy nhiên, tác động của các chương trình này lên năng lực kinh doanh và ý định trở thành một doanh nhânphần lớn vẫn chưa được khám phá (Sánchez, 2010). Ở Việt Nam, “sinh viên muốn khởi nghiệp nên mang theo tinh thần Việt Nam, sẵn sàng chịu khó, chịukhổ... với tâm thế hướng ra toàn cầu.” - TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Trường Đại học FPT - nơi cứ 100sinh viên thì có đến khoảng 5 sinh viên khởi nghiệp cho biết. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lượngcác công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã không ngừng tăng tên từ 77552 doanh nghiệp năm 2011 đến năm2013 con số này là 76995 và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết tínhđến ngày 20/12/2016, số doanh nghiệp thành lập mới là 110.100, tăng 16,2% so với năm 2015. Tuy nhiên,tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh ở sinh viên còn thấp, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại họcđều có xu hướng nộp đơn tuyển dụng vào các doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có một số ít muốn khởinghiệp bằng việc tự kinh doanh (Nguyễn Quang Dong, 2013). Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm thuê,1 Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đác Di, TP Huế, 49000, Việt Nam.768 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIAkhông thích làm chủ của sinh viên, có ý kiến cho rằng chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện naychưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam; giáo trình chú trọng vào lí thuyết, chưađề cao tính thực hành và kiến thức thực tiễn. Trên thị trường cũng đang thiếu những đơn vị đào tạo về khởinghiệp dành cho sinh viên đại học và các dịch vụ công cụ hỗ trợ khởi nghiệp (Nguyễn Thu Thủy và NguyễnThành Độ, 2012). Chính vì lí do đó, sinh viên hiện nay thiếu kiến thức, thiếu tự tin và thiếu tầm nhìn cầnthiết để khởi nghiệp kinh doanh. Thông qua việc phát triển mô hình hành vi dự định của Ajzen (1991), với nguồn dữ liệu được thu thậptừ sinh viên trên địa bàn thành phố Huế, bài viết sẽ tập trung phân tích mối quan hệ giữa chương trình giáodục đại học và giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhậnthức khởi nghiệp của sinh viên, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Ý định khởi nghiệp là định hướng và mong muốn của một cá nhân bắt đầu kinh doanh hay khởi sựthông qua việc thành lập một doanh nghiệp mới. Theo lí thuyết hành vi dự định TPB được Ajzen giới thiệuđầu tiên vào năm 1991, hành vi của một người được xác định khi người đó có dự định thực hiện hành vi đó.Cụ thể hơn, theo Ajzen, ý định thực hiện hành vi chịu sự tác động của 3 yếu tố: thái độ cá nhân, quy chuẩnchủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Sơ đồ 1: Mô hình hành vi dự định (TPB) Thái độ Xu hướng hành vi Hành vi thực sự Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Tuy nhiên, theo những nghiên cứu về ý định khởi nghiệp dựa trên lí thuyết hành vi cho thấy thái độcá cá nhân, chuẩn chủ quan, và nhận thức kiểm soát hành vi chỉ giải thích được từ 30% đến 50% sự khácbiệt trong ý định. Khả năng giải thích này còn phụ thuộc vào ngữ cảnh và tình huống (Karimi, 2014).Askun và Yildirim (2011) đã chứng minh rằng các khóa học khởi nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến ý định khởinghiệp của sinh viên; Zhou Hong và cộng sự (2012) cho rằng chất lượng khởi nghiệp của sinh viên liênquan tới chương trình giáo dục khởi nghiệp vì nó làm cung cấp các kiến thức cần thiết về khởi nghiệp vàgiúp phát triển các kĩ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Taatila và Down (2012) kết luận rằng sinh viên củanhững chương trình đào ...

Tài liệu có liên quan: