Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Nguồn: www.vietlaw.gov.vn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn bản Luật về quốc tịch Việt Nam
LUẬT
QUỐC TỊCH VIỆT NAM
CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ TƯ
SỐ 24/2008/QH12 NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2008
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật quốc tịch Việt Nam.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối
với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đối với công dân Việt Nam.
Điều 2. Quyền đối với quốc tịch
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có
quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định
tại Điều 31 của Luật này.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các
dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình
đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch
Việt Nam.
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có
quốc tịch nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc
tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống
và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không
quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có
một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2
Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo
đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã
hội theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt
Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân
phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của
công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có
trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp
luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
Điều 7. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó
với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt
Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra
trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt
Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành
niên của họ (nếu có).
Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi
quốc tịch của người kia.
Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam
thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
2. Giấy chứng minh nhân dân;
3. Hộ chiếu Việt Nam;
...
Văn bản Luật về quốc tịch Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: doc
Dung lượng: 124.50 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật pháp chuyên đề luật quốc tịch Việt Nam gia nhập quốc tịch CMND nhà nước quyền trách nhiệmTài liệu có liên quan:
-
Văn bản về Luật sở hữu trí tuệ
48 trang 177 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 161 0 0 -
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VÀ LUẬT PHÁP TRONG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG
16 trang 75 0 0 -
BIỂU MẪU: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN
5 trang 72 0 0 -
2 trang 52 0 0
-
Quyết định số 1127/QĐ-CTN 2013
5 trang 50 0 0 -
Báo cáo Tội phạm cổ cồn trắng trong thế giới hiện đại và những biện pháp đấu tranh phòng chống
5 trang 49 0 0 -
1 trang 48 0 0
-
BIỂU MẪU: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHUYỂN ĐỔI
2 trang 48 0 0 -
Quyết định số 1088/QĐ-CTN 2013
3 trang 45 0 0