Danh mục tài liệu

Vấn đề sử dụng câu trong văn bản hành chính tiếng Việt

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 397.94 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đi trước, bài viết trình bày kết quả khảo sát tình hình sử dụng câu trong VBHC tiếng Việt hiện nay và đặt ra một số vấn đề cần bàn thảo về câu văn hành chính tiếng Việt để nó có thể đảm nhiệm tốt chức năng thông tin quản lí, thông tin pháp lí, phục vụ cho công tác chuẩn hóa câu văn hành chính tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề sử dụng câu trong văn bản hành chính tiếng ViệtNGÔN NGỮSỐ 102012VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÂUTRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆTTS VŨ THỊ SAO CHIThS PHẠM THỊ NINH1. Dẫn nhậpTrong ngôn ngữ, câu là đơn vịnhỏ nhất đảm nhiệm chức năng thôngbáo. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộccải cách hành chính, nâng cao chấtlượng của văn bản hành chính (VBHC)trong việc truyền đạt chính xác, rõràng, nhanh chóng các thông tin quảnlí, thông tin pháp lí, không thể khôngquan tâm đến vấn đề sử dụng ngônngữ, trong đó có việc sử dụng câu.Đã có nhiều công trình nghiêncứu về ngôn ngữ hành chính và giáotrình về kĩ thuật soạn thảo VBHC đềcập đến vấn đề câu trong loại văn bảnnày. Nhìn chung, có 3 xu hướng đólà: 1) Sơ lược một vài đặc điểm củacâu trong VBHC từ góc độ văn phonghay phong cách ngôn ngữ hành chính[2], [7], [10], [17]...; 2) Nghiên cứutrong phạm vi một kiểu loại VBHCnhất định [5], [9]...; 3) Nghiên cứumột kiểu câu nhất định trong VBHC[15], [16]...Trên cơ sở những thành tựu nghiêncứu đi trước, bài viết trình bày kết quảkhảo sát tình hình sử dụng câu trongVBHC tiếng Việt hiện nay và đặt ramột số vấn đề cần bàn thảo về câu vănhành chính tiếng Việt để nó có thể đảmnhiệm tốt chức năng thông tin quảnlí, thông tin pháp lí, phục vụ cho côngtác chuẩn hóa câu văn hành chínhtiếng Việt.2. Tình hình sử dụng câu trongvăn bản hành chính tiếng Việt hiện nayChúng tôi đã tiến hành khảo sát47 VBHC còn hiệu lực hoặc được banhành trong những năm gần đây (từnăm 2005 đến nay) thuộc các kiểuloại: hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghịquyết, nghị định, quyết định, chỉ thị,kế hoạch, báo cáo, thông báo, tờ trình,công văn... với tổng số câu thống kêđược là 2013. Các câu được xem xéttừ các đặc điểm: cấu trúc cú pháp, dunglượng, mục đích phát ngôn.2.1. Về cấu trúc cú phápKết quả khảo sát cho thấy, cáccấu trúc cú pháp của câu được dùngtrong VBHC đều là những cấu trúccú pháp điển hình trong tiếng Việt(câu đơn, câu phức, câu ghép) với đầyđủ các thành phần nòng cốt và cácthành phần phụ cần thiết. Tuy nhiênviệc sử dụng câu trongVBHC tiếngViệt có một số đặc điểm riêng, nổibật như sau:2.1.1. Sử dụng nhiều câu dài/trường cúXem xét cấu trúc cú pháp củacâu văn hành chính, nhất là trong cácvăn bản pháp luật, các nhà nghiên cứunhư V.K. Bhatia [12], J. Gibbons [8],Y. Maley [18], Anna Trosborg [1] đềucho rằng câu dài là một đặc trưng củangôn ngữ luật pháp. Anna Trosborgtính trung bình trong một câu có 50Vấn đề...từ. Lê Hùng Tiến [9], Dương Thị Hiền[5] cũng đề cập đến một đặc điểm cúpháp quan trọng của văn bản pháp luậtnói chung và Hiến pháp nói riêng đólà câu có độ dài bất thường (trung bìnhgấp đôi, gấp ba lần so với các thể loạivăn bản khác). Câu văn dài còn đượcgọi là trường cú. Trong 2013 câu khảosát, chúng tôi thống kê được 821 cóđộ dài ≥ 50 âm tiết, chiếm 40,78%.79Để các quy định pháp lí, các thôngtin quản lí được truyền đạt một cáchrõ ràng, rành mạch, nổi rõ hệ thốngvấn đề, câu dài/ trường cú trong VBHCthường được trình bày bằng cách táchcác thành phần câu, nhất là các thànhphần đồng chức, thành từng dòng, từngđoạn và có thể đánh thứ tự bằng dấugạch ngang hoặc bằng các chữ số, chữcái… Thí dụ:THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 494/BGDĐTĐH&SĐH ngày 21 tháng 01 năm 2008 về việc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ choTrường Đại học Văn hóa Hà Nội,QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ cho Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.Điều 2. ...(Quyết định số 197/QĐ-TTg ngày 18/ 02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc giaonhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho Trường ĐH Văn hóa Hà Nội)Có thể thấy, toàn bộ phần nộidung của Quyết định mới biểu thị đượctrọn vẹn một hành động “quyết định”của “ai” “về việc gì”. Như vậy, xétvề mặt cấu tạo ngữ pháp - ngữ nghĩa,đây là một trường cú, trong đó baogồm nhiều mệnh đề nhỏ. Và để rõ ràng,khúc chiết thì các thành phần của trườngcú đã được tách ra thành từng dòng,từng đoạn.2.1.2. Sử dụng phổ biến cấu trúctỉnh lượcTrong một số kiểu loại VBHCnhư báo cáo, công văn,... cấu trúc tỉnhlược được sử dụng như là một hìnhthức chuyên biệt để trình bày phầnđề gửi và phần thể hiện nghi thức giaotiếp khi mở đầu hoặc kết thúc nội dungvăn bản. Thí dụ: Kính gửi:...; Rất hânhạnh được đón tiếp.; Xin trân trọng cảm ơn.Cấu trúc tỉnh lược cũng thườngđược sử dụng trong các văn bản quyphạm pháp luật khi trình bày các quyđịnh mà đối tượng đặt ra quy định hoặcđối tượng chịu sự điều chỉnh của quyđịnh (đối tượng áp dụng của quy định)đã được xác định rõ. Thí dụ:Điều 5. Chính sách của Nhà nước vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức,cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệquyền lợi người tiêu dùng.2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứngdụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sảnxuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn,bảo đảm chất lượng.3. ...(Luật Bảo vệ người tiêu dùng, năm 2010)Để ngắn gọn, tránh sự trùng lặp,loạt câu trong thí dụ nêu trên đều tỉnhlược chủ ngữ. Người đọc dễ dàng xácđịnh được chủ thể của các chính sáchđã đưa ra là Nhà nước dựa vào tiêuđề của Điều bao trùm các Khoản.Đặc biệt, cấu trúc tỉnh lược rấthay được sử dụng để trình bày các mệnhlệnh, nhất là những mệnh lệnh cấm80đoán được biểu đạt bằng các từ: cấm,nghiêm cấm; vừa để đảm bảo tính ngắngọn, vừa để cô đọng, nổi bật trọng tâmthông tin và tăng uy lực của mệnh lệnh(diễn ngôn mệnh lệnh rút gọn bao giờcũng mạnh mẽ, có uy lực hơn diễn ngônmệnh lệnh dài, so sánh: Tất cả hãy đứngnghiêm! với: Nghiêm!). Trong bản Hiếnpháp nước CHXHCN Việt Nam năm1992, có 10 mệnh lệnh cấm đoán thìcó tới 9 trong số đó được thể hiện bằnghình thức câu tỉnh lược, thí dụ:Nghiêm cấm mọi hành động làm suykiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường(Điều 29, Hiến pháp nước CHXHCNViệt Nam, năm 1992)Trong VBHC thông thường, nhấtlà c ...