Danh mục tài liệu

Vấn đề trong luật dân sự 2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.43 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu vấn đề trong luật dân sự 2, kinh tế - quản lý, luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề trong luật dân sự 2 Mục I. Lý lịch dân sự của cá nhân TOPLý lịch dân sự của cá nhân hình thành từ ba yếu tố: họ và tên, hộtịch, và nơi cư trú. I. Họ và tên Khái niệm. Họ và tên là danh xưng bắt buộc mà một cánhân phải có để phân biệt với những những cá nhân khác, nhấtlà khi được xướng lên ở nơi công cộng. Họ và tên bao gồm haiphần: họ, để chỉ định nguồn gốc gia đình; tên (đúng ra là tên vàchữ lót hoặc tên đệm), để chỉ định một người không phải là mộtngười khác. Tất nhiên, chỉ họ và tên thôi chưa đủ để phân biệtcác cá nhân trong tất cả mọi trường hợp; nhưng rõ ràng, tronghầu hết các quá trình giao tiếp phổ thông, họ và tên là công cụphân biệt hữu hiệu nhất. Họ và tên khác với bí danh, bút danh. Bất kỳ người nàocũng phải có họ và tên, trong khi không phải ai cũng có bí danh,bút danh. Hơn nữa việc đặt họ và tên chịu sự chi phối của cácquy tắc được ghi nhận cả trong luật và trong tục lệ, và được đăngký bắt buộc trong các chứng thư hộ tịch; trong khi việc đặt bídanh, bút danh thường chỉ cần tuân theo các tập quán vùng hoặcnghề nghiệp, không được ghi trong chứng thư khai sinh, vàkhông bắt buộc ghi trong các chứng thư hộ tịch khác. Bí danh,bút danh trong luật Việt Nam cũng có thể được bảo vệ, trongtrường hợp người có bí danh, bút danh bị thiệt hại do việc sửdụng bí danh, bút danh của người khác gây ra (BLDS Điều 28khoản 3).Ta xem xét hai vấn đề chính: đặt họ và tên; thay đổi họ và tên.A. Đặt họ và tênĐặt họ và tên là một quyền đồng thời là một nghĩa vụ đối với mỗicá nhân. Việc đặt tên chịu sự chi phối của những nguyên tắcriêng so với việc đặt họ.1. Quyền được đặt họ và tênMỗi người có quyền có họ và tên. Nguyên tắc này được chínhthức thừa nhận trong luật viết (BLDS Ðiều 28 khoản 1). Quyền cóhọ và tên được hiểu như quyền được gọi, được xưng hô, quyềntự xưng bằng họ và tên, trong quan hệ với người khác. Tươngứng với quyền có họ và tên, mỗi người có nghĩa vụ có họ và tên:Nghĩa vụ có họ và tên được xác lập trong mối quan hệ giữa cánhân và Nhà nước: cá nhân phải có họ và tên, vì điều đó cầnthiết cho việc quản lý dân cư, cho việc quản lý hộ tịch và lý lịch tưpháp của cá nhân.Không chỉ có quyền có họ và tên, mỗi người còn có quyền đối vớihọ và tên của mình. Trong chừng mực nào đó, quyền đối với họvà tên có những đặc điểm của quyền sở hữu1[1]: người có mộthọ và tên có thể yêu cầu được bảo vệ, trong trường hợp họ vàtên của mình bị một người khác sử dụng. Họ và tên còn đượcbảo vệ như những giá trị tinh thần: người có một họ và tên cóquyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp họ và têncủa mình bị bôi nhọ.Sử dụng họ và tên. Theo BLDS Ðiều 28 khoản 2, cá nhân xáclập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đãđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thực ra, cánhân có nghĩa vụ sử dụng họ và tên thật của mình không chỉtrong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ đượcphép sử dụng họ và tên khác, không phải là họ và tên được ghi1[1] Nhưng khác với quyền sở hữu, quyền đối với họ và tên không thể chuyển nhượng và không mất đi do thời hiệu.trong chứng thư khai sinh, trong những trường hợp mà luậtkhông cấm. Ðặc biệt, họ và tên thật phải được sử dụng trong cácgiấy tờ giao dịch với cơ quan Nhà nước.Song, nguyên tắc sử dụng họ và tên thật, được thiết lập như trên,không cứng nhắc. Tục lệ Việt Nam thừa nhận rằng người phụ nữcó chồng sẽ mang họ và tên chồng trong quan hệ với ngườingoài gia đình. Tục lệ này có nguồn gốc trong chế độ phụ quyềnáp dụng đối với gia đình Việt Nam cổ xưa: người cha trong giađình là người duy nhất có quyền đại diện cho gia đình trướcngười thứ ba. Tục lệ hiện đại không còn coi việc người vợ mangtên chồng như là một nghĩa vụ, nhưng tiếp tục thừa nhận quyềncủa người vợ sử dụng tên chồng trong các giao dịch xác lập vớingười ngoài gia đình. Có trường hợp người vợ mang tên chồng ...