
Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 765.44 KB
Lượt xem: 229
Lượt tải: 1
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này xác định, đo lường được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. Xem xét sự khác biệt giữa các hành vi gian lận đối với các biến về quy mô doanh nghiệp và loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN Factors affecting import tax fraud at Long An province Customs Department 1 Châu Hoàng Thiện 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam chauhoangthienchi@gmail.com Tóm tắt — Mục tiêu của nghiên cứu này xác định, đo lường được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. Xem xét sự khác biệt giữa các hành vi gian lận đối với các biến về quy mô doanh nghiệp và loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như thảo luận nhóm và lấy phiếu khảo sát, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T- Test, Anova. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 biến độc lập bao gồm: Khả năng thực hiện hành vi gian lận thuế; Cơ hội gian lận thuế; Áp lực gian lận thuế; Hợp lý hóa hành vi gian lận thuế đều có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra hàm ý chính sách cho nghiên cứu. Abstract — The objective of this study is to identify and measure the level of the impact of factors affecting import tax fraud. Examine the differences between frauds for variables of firm size and type of business. The author uses a combination of qualitative and quantitative methods with tools such as group discussion and survey questionnaires, reliability analysis Cronbach's Alpha, EFA, regression, T- Test, Anova. Research results show that all 4 independent variables (motivation, opportunity, ability and rationalization) are statistically significant. From the results of this study, the author gives policy implications for the study. Từ khóa — Gian lận, thuế nhập khẩu, hải quan, fraud, import tax. 1. Giới thiệu Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc Hội (2019) thì thuế là một khoản nộp ngân sách Nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt đến cửa khẩu biên giới cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới trên bộ thì công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Gian lận thuế là hành vi lợi dụng hay vi phạm những quy định của pháp luật, bằng các thủ đoạn khác nhau để giảm một phần nghĩa vụ thuế phải nộp hoặc để hưởng lợi không đúng từ việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế hoặc làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn. Gian lận thuế sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp mất niềm tin vào các chính sách thuế. Mục đích cuối cùng của hành vi gian lận thuế là tối đa hóa lợi nhuận, tăng thu nhập cho công ty hoặc đem về lợi ích cho các cá nhân hay tổ chức, tối thiểu hóa chi phí thuế bằng cách tối thiểu hóa các khoản thuế mà các doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Gian lận thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm và gây thất thu nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước, giảm phúc lợi xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách pháp luật về thuế chưa thay đổi kịp với tình hình thực tế nên tình trạng 54 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu xảy ra là một điều tất yếu với các thủ đoạn phức tạp và ngày càng tinh vi, khó lường. Để khắc phục tình trạng này, Cục Hải quan Long An xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Thực tế hiện nay đòi hỏi công chức hải quan cần phải có sự thay đổi về nhận thức cũng như hành động trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan, cụ thể là công chức hải quan phải có trình độ, chuyên môn cao, am hiểu các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cán bộ, công chức Cục Hải quan phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn khi sử dụng hệ thống thông quan tự động Vnaccs/Vcis, khai thác được tất cả các phần mềm ứng dụng để thu thập, phân tích, xử lý thông tin và tìm ra các thủ đoạn mà doanh nghiệp thường khai thác những kẽ hở của pháp luật để gian lận trốn thuế nhập khẩu nhằm thu lợi riêng, gây bất ổn cho nền kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường sản xuất kinh doanh. 2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô hình nghiên cứu hành vi gian lận Theo quan điểm của Cressey (1987), hành vi gian lận của con người chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: Yếu tố áp lực hay động cơ gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức chịu áp lực. Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân, trong công việc kinh doanh như do khó khăn về tài chính, do thị trường cạnh tranh, nhân lực không ổn định. Một người khi đã bị áp lực, họ luôn sẵn sàng hành động khi họ nhận thấy cơ hội đã đến nếu việc gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn những hoạt động kiểm s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN Factors affecting import tax fraud at Long An province Customs Department 1 Châu Hoàng Thiện 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam chauhoangthienchi@gmail.com Tóm tắt — Mục tiêu của nghiên cứu này xác định, đo lường được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế nhập khẩu. Xem xét sự khác biệt giữa các hành vi gian lận đối với các biến về quy mô doanh nghiệp và loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng với các công cụ như thảo luận nhóm và lấy phiếu khảo sát, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T- Test, Anova. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 biến độc lập bao gồm: Khả năng thực hiện hành vi gian lận thuế; Cơ hội gian lận thuế; Áp lực gian lận thuế; Hợp lý hóa hành vi gian lận thuế đều có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu này tác giả đưa ra hàm ý chính sách cho nghiên cứu. Abstract — The objective of this study is to identify and measure the level of the impact of factors affecting import tax fraud. Examine the differences between frauds for variables of firm size and type of business. The author uses a combination of qualitative and quantitative methods with tools such as group discussion and survey questionnaires, reliability analysis Cronbach's Alpha, EFA, regression, T- Test, Anova. Research results show that all 4 independent variables (motivation, opportunity, ability and rationalization) are statistically significant. From the results of this study, the author gives policy implications for the study. Từ khóa — Gian lận, thuế nhập khẩu, hải quan, fraud, import tax. 1. Giới thiệu Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc Hội (2019) thì thuế là một khoản nộp ngân sách Nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt đến cửa khẩu biên giới cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới trên bộ thì công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Gian lận thuế là hành vi lợi dụng hay vi phạm những quy định của pháp luật, bằng các thủ đoạn khác nhau để giảm một phần nghĩa vụ thuế phải nộp hoặc để hưởng lợi không đúng từ việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế hoặc làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn. Gian lận thuế sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp mất niềm tin vào các chính sách thuế. Mục đích cuối cùng của hành vi gian lận thuế là tối đa hóa lợi nhuận, tăng thu nhập cho công ty hoặc đem về lợi ích cho các cá nhân hay tổ chức, tối thiểu hóa chi phí thuế bằng cách tối thiểu hóa các khoản thuế mà các doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Gian lận thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm và gây thất thu nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước, giảm phúc lợi xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách pháp luật về thuế chưa thay đổi kịp với tình hình thực tế nên tình trạng 54 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu xảy ra là một điều tất yếu với các thủ đoạn phức tạp và ngày càng tinh vi, khó lường. Để khắc phục tình trạng này, Cục Hải quan Long An xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Thực tế hiện nay đòi hỏi công chức hải quan cần phải có sự thay đổi về nhận thức cũng như hành động trong công tác quản lý Nhà nước về hải quan, cụ thể là công chức hải quan phải có trình độ, chuyên môn cao, am hiểu các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cán bộ, công chức Cục Hải quan phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn khi sử dụng hệ thống thông quan tự động Vnaccs/Vcis, khai thác được tất cả các phần mềm ứng dụng để thu thập, phân tích, xử lý thông tin và tìm ra các thủ đoạn mà doanh nghiệp thường khai thác những kẽ hở của pháp luật để gian lận trốn thuế nhập khẩu nhằm thu lợi riêng, gây bất ổn cho nền kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường sản xuất kinh doanh. 2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô hình nghiên cứu hành vi gian lận Theo quan điểm của Cressey (1987), hành vi gian lận của con người chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: Yếu tố áp lực hay động cơ gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức chịu áp lực. Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân, trong công việc kinh doanh như do khó khăn về tài chính, do thị trường cạnh tranh, nhân lực không ổn định. Một người khi đã bị áp lực, họ luôn sẵn sàng hành động khi họ nhận thấy cơ hội đã đến nếu việc gian lận quá dễ dàng do không có biện pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn những hoạt động kiểm s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thuế nhập khẩu Hành vi gian lận thuế nhập khẩu Luật Quản lý thuế Chính sách thuế Công tác chống thất thu thuế nhập khẩuTài liệu có liên quan:
-
4 trang 315 0 0
-
2 trang 252 0 0
-
6 trang 224 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
23 trang 221 0 0 -
3 trang 218 0 0
-
Đánh giá những tác động của việc thay đổi cách tính thuế đối với dịch vụ trung gian kết nối vận tải
4 trang 214 0 0 -
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 180 0 0 -
Giáo trình Thuế: Phần 1 - Nguyễn Thị Liên
110 trang 112 0 0 -
4 trang 112 0 0
-
4 trang 78 0 0
-
1 trang 72 0 0
-
21 trang 69 0 0
-
5 trang 67 0 0
-
2 trang 66 0 0
-
Tìm hiểu về thuế nhà nước: Phần 1
158 trang 64 0 0 -
3 trang 64 0 0
-
3 trang 64 0 0
-
5 trang 64 0 0
-
17 trang 60 0 0
-
2 trang 58 0 0