Danh mục

Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.98 MB      Lượt xem: 69      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của bài viết là nêu lên một số di sản văn hóa phi vật thể của Tây Nguyên là không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (năm 2005), sử thi của các dân tộc Tây Nguyên được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2014).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên18/1/2016Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên - Báo Đắk Lắk điện tửVĂN HÓA PHI VẬT THỂ - LINH HỒN CỦA DI SẢN TÂY NGUYÊNCập nhật lúc 08:50, Thứ Bảy, 21/11/2015 (GMT+7)Vùng Trường Sơn - Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc bản địa như Cơ Tu, Hrê, Chăm Hroi, Êđê, J’rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, M’nông, Mạ, Kơ Ho... Các tộc người nơi đây còn bảo lưunhiều vốn văn hóa nguyên sơ, đầy chất nhân văn; trong đó, di sản văn hóa phi vật thể là nét tinh hoađược chắt lọc ngàn đời mang đậm truyền thống nhân văn, tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc bảnđịa Tây Nguyên.Một số di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào đã được sưu tầm, nghiên cứu và vinh danh: Không gian Văn hóacồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhânloại (năm 2005), sử thi của các dân tộc Tây Nguyên được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia(năm 2014).Hội voi ở Đắk Lắk.Một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên chính là lễ hội dân gian. Lễ hội cácdân tộc là sự hội tụ cao độ của các tinh hoa văn hóa, những gì hay nhất, đẹp nhất hầu như tập trung lại để từ đây,thông qua sự tham gia của các thành viên, lan tỏa trở lại cộng đồng. Mỗi dân tộc đều có hệ thống lễ hội khác nhau.Dân tộc Êđê có những lễ hội tiêu biểu như: Lễ cúng cơm mới, Lễ cúng thần lúa, Lễ cúng bến nước, Lễ cúng thầnđất, Lễ cầu mưa... Dân tộc M’nông có một số lễ hội như Lễ kết nghĩa anh em, Lễ cưới, Lễ tang... và lễ nghi nôngnghiệp như Lễ cúng lúa đầy bồ, Lễ Tâm ngết... Dân tộc J’rai có một số lễ hội dân gian tiêu biểu liên quan đến chu kỳcanh tác nương rẫy; vòng đời người và các lễ hội cộng đồng... Trong lễ nghi vòng đời người, đáng chú ý là lễ cầusức khỏe, lễ thổi tai, lễ bỏ mả (pơ thi)... Lễ hội bỏ mả (Pơ thi) của người J’rai, Ba Na là lễ hội mang đậm dấu ấn vănhóa tộc người. Từ lễ hội hình thành nhiều loại hình di sản như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình. Nếu nhưmúa xoang, múa rối cạn, diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ... là nét tinh hoa trong nghệ thuật diễn xướng thì những tácphẩm điêu khắc gỗ, tượng nhà mồ là đỉnh cao trong sáng tạo, trang trí làm đẹp cho chỗ yên nghỉ của người quá cốmang đậm sắc thái Tây Nguyên.data:text/html;charset=utf-8,%3Cdiv%20id%3D%22title%22%20class%3D%22title%22%20style%3D%22border%3A%20none%3B%20color%3A%20rgb(153%…1/318/1/2016Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên - Báo Đắk Lắk điện tửNghệ nhân dân tộc M’nông biểu diễn cồng chiêng.Trong lĩnh vực văn học dân gian truyền miệng, các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo nên một kho tàng câu ca dao,tục ngữ, thành ngữ, lời nói vần, truyện cổ, truyền thuyết, thần thoại, và nổi bật hơn, quy mô hơn hết là sử thi. Đólà k han của người Êđê, ot ndrong của dân tộc M’nông, hơ mon của người Ba Na... Sử thi là tiếng nói của cha ôngđể lại nhằm dạy bảo, khuyên răn con cháu. Có thể nói không ngoa rằng, sử thi là tủ sách bách khoa của đồng bàochứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm cuộc sống cùng những vốn liếng văn hóa được sáng tạo và tích lũy ngàn đời,giúp con cháu biết điều hay lẽ phải, biết cái đúng cái sai để ứng xử trong các mối quan hệ giữa người với người,giữa người với thiên nhiên. Ở các buôn làng, khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa hồng dưới mái nhà sàn bìnhdata:text/html;charset=utf-8,%3Cdiv%20id%3D%22title%22%20class%3D%22title%22%20style%3D%22border%3A%20none%3B%20color%3A%20rgb(153%…2/318/1/2016Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên - Báo Đắk Lắk điện tửyên, mọi người quây quần thưởng thức rượu cần và lắng nghe già làng kể lại các câu chuyện xưa. Các già làng,nghệ nhân trổ tài biểu diễn nghệ thuật như thổi kèn, diễn tấu cồng chiêng, hát kể sử thi, kể chuyện cổ tích...Trong các loại hình văn hóa phi vật thể, trang phục truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên mang đậm sắc thái vănhóa vùng. Phụ nữ mặc váy tấm, nam đóng khố, mặc áo và các bộ trang phục choàng quấn. Người J’rai, Ca Dong,Mơ Nâm, Tơ Đrá, Hà Lăng... (nhóm địa phương của người Xơ Đăng) có nét chung của người Xơ Đăng vùng BắcTây Nguyên: nam mặc khố, áo quấn hình chữ X, nữ mặc váy dài, áo chui đầu. Người đàn ông Êđê có bộ trang phụctương đối giống nhau, nhất là chiếc áo nam với mảng màu đỏ trước ngực biểu tượng chim đại bàng giang cánh.Người M’nông ở Nam Tây Nguyên có chiếc váy nữ xanh màu lá rừng, bộ khố áo nam hùng dũng mang dáng dấpcủa trang phục chiến binh thời cổ. Nét độc đáo của tộc người này là trang sức vòng ống chân, vòng ống tay, đeokhuyên tai làm bằng ngà voi và làm đẹp cho đầu tóc một cách cầu kỳ với nhiều loại trang sức phụ kèm. Người Mạ vàngười Kơ Ho có chiếc áo chui đầu nền trắng của bông vải ban sơ nhưng lại nổi lên những dải hoa văn chỉ màu sặcsỡ. Trang phục các dân tộc mang nét hoang sơ, bảo lưu nhiều yếu tố cổ xưa, nhất là các loại hình trang phụcchoàng quấn khố, tấm choàng và đồ trang sức như đeo vòng đồng ở cổ ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: