
Văn hoá Phương Đông và quản lí hiện đại (3)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hoá Phương Đông và quản lí hiện đại (3)Văn hoá Phương Đông và quản lí hiện đại (3)9. Chính danhDanh thựcTrong quản lý, trách nhiệm quyền hạn phải được xác định rõ ràng cùngvới những qui định, thủ tục rõ ràng nghĩa là phải có danh rõ ràng.Danh chính thì ngôn mới thuận. Tuy nhiên cái danh và cái thực phải đivới nhau. Người có danh phải đáp ứng được cái danh, muốn vậy phải cóđủ những tố chất nội tại để phát huy, đó là năng lực, phẩm chất phù hợpvới cái danh. Danh (trách nhiệm) phải kèm theo quyền. Quyền khôngđủ cũng không hoàn thành cái thực. Quyền quá thừa sẽ nảy sinh hiệntượng lạm dụng quyền lực. Muốn làm được cái thực, người quản lýphải chính kỷ. Trong thực tế hiện nay, một tổ chức chỉ có danh màkhông có thực cũng không thể tồn tại lâu. Quảng cáo quá nhiều để lấydanh mà không có chất lượng có nghĩa là danh không đi với thực.Tập quyền và giao quyềnKhổng Tử nói vô vi nhi trị - ngồi rũ áo khoanh tay mà thiên hạ trịbình. Ngư¬ời lãnh đạo cốt phải nắm cái cơ bản, phát huy đầy đủ tácdụng của các tầng lớp, bộ phận chức năng. Như vậy vô vi nhi trị làtheo quan điểm trao quyền (empower), một trong những ph¬ơng phápquản lý trong TQM. Tất nhiên mọi sự thái quá đều bất cập. Tuỳ theo quimô, đặc điểm, tính chất của từng tổ chức mà có sự trao quyền thích hợp,mới khiến cho lãnh đạo vô vi nhi trị10. Thu thập thông tinKhổng Tử luôn quan tâm đến thu thập mọi tình hình những nơi ông sẽđến: Đa văn, đa kiến, Nghe nhiều, nhưng nếu có điều còn hồ nghi thìtạm thời gác lại, chỉ phán đoán những gì đã nắm được, mới ít sai lầm.Nhìn nhiều, song phải gác lại những gì nghi vấn, chỉ phán đoán và làmnhững gì đã nắm vững mới ít phải hối hận. ôn cố tri tân là những câunói của Khổng Tử. Tôn Vũ nói Biết người, biết mình, trăm trận trămthắng nói lên tầm quan trọng của thu thập thông và quyết định dựa trênsự kiện.Tuy nhiên khi quyết định mà chờ đầy đủ mọi thông tin, sự kiện mới cóquyết định để đảm bảo không bao giờ có sai lầm thì sẽ cũng là qúa vàsẽ rơi vào một sai lầm lớn là lỡ thời cơ. Trong quản lý hiện đại, tathường nghe nói phải chấp nhận rủi ro (risk). Khổng Tử cũng rất quantâm đến chữ dũng. Khổng Tử nói đến ba chữ quan trọng nhất: nhân,trí, dũng nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ ( người cónhân thì chẳng ưu sầu, có trí thì không bị mê hoặc, có dũng thì không sợsệt. Binh pháp lục thao nói: Cái nguy hại của việc dùng binh, do dựlà lớn nhất Tất nhiên dũng không phải là lỗ mãng, ngông cuồng. KhổngTử cũng nói vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã (không nên tuỳ ý dự đoán,không võ đoán chủ quan, không nên cố chấp, không nên tự cho là đúng)11. ĐạoĐạo là một tư tưỏng trọng tâm của Khổng Tử, Ông coi đạo quan trọnghơn cuộc sống thướng ngày Quân tử mưu đạo bất mưu thực. Đạo cónghĩa rất rộng, xét theo quan điểm quản lý, có thể hiểu là tư tưởng, chínhsách, văn hoá doanh nghiệp. Đạo bất đồng, bất tương vị mưu Chí vuđạo cũng nói lên quan trọng của đạo. Tuy nhiên đắc đạo không phải làmục đích, đắc đạo là để hành đạo. Đạo luôn luôn phát triển qua các thờiđại. Quản lý khoa học, quản lý khoa học hành vi, văn hoá doanh nghiệplà những đạo được hình thành trong thế kỷ 20. Khổng Tử nói : Cùnghọc nhưng có thể không cùng đi đến đạo, cùng đi đến đạo nhưng có thểkhông cùng lập, cùng đi đến lập nhưng có thể cùng quyền. Có thể coiđây là chu trình Khổng Tử: Quyền là sự linh hoạt , như¬ng linh hoạtcũng phải theo nguyên tắc, đó chính là sự kết hợp giữa thời trung vàquyền biến của Khổng TửKết luậnMọi tư tưởng và hình thức quản lý đều nảy sinh trong một môi trườngvăn hoá xác định nào đó, không thể không ghi dấu ấn dân tộc và văn hoácủa dân tộc đó. Hiện nay các phương pháp quản lý được áp dụng ở nướcta đều xuất phát tử Châu Âu, Mỹ hay Nhật. Khoa học quản lý thịnh hànhở phương Tây, rất phù hợp với truyền thống tư duy của phương Tây.Dập nguyên si cách quản lý này vào Việt Nam không tránh khỏi sai lầm.Theo dòng lịch sử, khi kiểm soát chất lượng được Deming và Juran đưavào Nhật những năm 50 thì người Nhật đã biến đổi nó thành một cáchquản lý theo màu sắc Nhật bản. Những năm 80, khi người Mỹ thấy nguycơ thất bại trong cuôc cạnh tranh với người Nhật đã sang Nhật học hỏi,tìm hiểu. Khi về họ đã không áp dụng nguyên cách quản lý của Nhật màxây dựng một phong cách quản lý theo đặc trưng văn hoá Mỹ.Nhật Bản có truyền thống dân tộc cao, văn hoá truyền thống Nhật Bảnchú trong quan hệ gia đình và quan niệm đẳng cấp rất mạnh từ đó có batrụ cột chính trong quản lý kiểu Nhật : Chế độ làm việc suốt đời, thâmniên làm công và công đoàn xí nghiệp. Với các trị cột này, người Nhậttin tưởng rằng mọi nỗ lực của mình sẽ được đền đáp và Nhật Bản có khảnăng gặt hái được tối đa từ những người bình thường bằng cách tổ chứchọ lại.Với Mỹ, theo Fallows là một quốc gia hợp chủng, tính di chuyển, biếnđộng cao, thường xuyên đối mặt với sự chia rẽ, lòng tin của họ phải dựatrên một giá trị văn hoá: mọi người trong xã hội đều có cùng một luậtchơi. Trụ cột thứ hai, theo Fallows là: vai trò cá nhân trong việc kiểmsoát, thay đổi vận mệnh của họ. Fallows kết luận:Nhật Bản mạnh vì mỗi người biết vị trí, chỗ đứng của mình. Mỹ mạnhkhi mọi người không biết chỗ đứng thực sự của mình và tự do tìm kiếmvai trò mới cho mình.Vậy đặc trưng của văn hoá Việt Nam hiện nay là gì, để từ đó có đượcmột phong cách quản lý thích hợp? Xin bạn đọc cùng suy nghĩ va có giảiđáp trong một diễn đàn khác.(Theo Phó Đức Trù – VPC) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản lý kinh doanh quản lý tài chính quản lý nhân sự quản lý thời gian nghệ thuật quản lýTài liệu có liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1880 5 0 -
Giáo trình Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 - Phạm Ngọc Hùng
216 trang 422 0 0 -
2 trang 406 9 0
-
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 362 0 0 -
26 trang 346 2 0
-
Làm thế nào để trở thành quản trị mạng
5 trang 310 0 0 -
2 trang 299 0 0
-
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3 trang 264 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhân sự và quản lý tiền lương
26 trang 218 0 0 -
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 197 0 0 -
63 trang 192 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Phân tích thiết kế hệ thống siêu thị
140 trang 190 0 0 -
63 trang 170 0 0
-
36 trang 169 5 0
-
Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Quản lý nhân sự trường cấp II
28 trang 164 0 0 -
13 trang 161 0 0
-
Báo cáo thực tập: Quản lý nhân sự & tiền lương
52 trang 160 0 0 -
Sử dụng các phần mềm ứng dụng cho quản lý và lập kế hoạch sự kiện
4 trang 159 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính của Liên đoàn Lao động thành phố Quảng Ngãi
102 trang 134 0 0 -
89 trang 126 0 0