Danh mục tài liệu

Văn học Nga - Chương 2

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.99 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

THI HÀO ALEXANDRE XERGEIEVICH Александре Сергеевич Пушкин(1799-1837) ĐỈNH CAO CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN VÀ NGƯỜI KHỞI XƯỚNG CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGAPuskin - mùa xuân của văn học Nga. Lịch sử văn học Nga dường như đã trao cho Alexandre Xergeievich nhiệm vụ làm người tổng kết sự phát triển của toàn bộ nền văn học Nga trải qua 8 thế kỷ văn học viết (XI-XVIII) kể cả văn học dân gian và mở đường cho văn học Nga thế kỷ XIX tiến tới đỉnh cao huy hoàng của thời đại. Trong cuộc đời ngắn ngủi khoảng 20 năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học Nga - Chương 2Chương 2 THI HÀO ALEXANDRE XERGEIEVICH А лександре С ергеевич Пушкин (1799-1837) ĐỈNH CAO CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN VÀ NGƯỜI KHỞI XƯỚNG CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGAPuskin - mùa xuân của văn học Nga. Lịch sử văn học Nga dường như đã trao cho Alexandre Xergeievich nhiệm vụ làm ngườitổng kết sự phát triển của toàn bộ nền văn học Nga trải qua 8 thế kỷ văn học viết (XI-XVIII) kể cảvăn học dân gian và mở đường cho văn học Nga thế kỷ XIX tiến tới đỉnh cao huy hoàng của thời đại. Trong cuộc đời ngắn ngủi khoảng 20 năm trời, nhà thơ đã có nhiều cống hiến xuất sắc: Thơtrữ tình, trường ca, truyện ngắn, truyện cổ tích, tiểu thuyết, kịch, bút ký, chính luận (báo chí). chính làngười tạo ra cho văn học Nga có tầm vóc thế giới và bồi dưỡng nền ngôn ngữ Nga giàu đẹp. Tài năngđa dạng của Puskin phát triển với tốc độ phi thường, đẩy nền văn học Nga theo kịp cỗ xe lịch sử thếgiới. Hai mươi mốt tuổi (1820), Puskin đã mau chóng bỏ qua chủ nghĩa cổ điển, đạtđ ến đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn Nga, Hai mươi sáu tuổi (1825) nhà thơ lại dẫn đầu chủ nghĩa hiện thực Nga. Năm 38 tuổi (1837), đột ngột giã từ cuộc sống sau một cuộc đấu súng do một âm mưu đentối và bỉ ổi của chế độ Nga hoàng nhằm chống lại thiên tài văn học Nga. Những người cùng thời đã sớm hiểu tài năng và tư tưởng của đại thi hào Nga, đ ãcùng với ông và kế tiếp ông đ ưa chủ nghĩa hiện thực Nga lên tầm cao mới thế giới, hoànthành sứ mệnh của văn học đối với cách mạng Nga. A.X. Puskin sinh ngày 6.6.1799 trong một gia đình quí tộc giàu sang ở Moskva.Thời thơ ấu, cậu bé có đủ điều kiện để ăn học thành tài nhưng ông đã không trở thànhmột viên đại thần hay nhà thơ cung đ ình, trở thành nhà thơ của nhân dân. Cha của là một thi sĩ ham mê văn học và sân khấu, đã từng làm thơ b ằng tiếngPháp. Chú ruột cũng là một nhà thơ có tiếng thời đó. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn là bạnb è của gia đình thường tới nhà thảo luận các vấn đề văn học. Mới 10 tuổi, cậu bé đ ã đọcnhiều tác phẩm văn học Nga và Tây Âu, thuộc lòng nhiều thơ tiếng Pháp và tiếp xúc vớivăn học dân gian Nga qua bà vú và người nô bộc. Năm 1811, vào học trường Licée (trung học quí tộc, do người Pháp xây dựng), ởđ ây ông được tiếp xúc với tư tưởng tự do của thầy giáo và các bạn. Năm sau chứng kiếnthắng lợi của nhân dân Nga đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Napoleon, càng tựhào về đất nước và dân tộc Nga. Nhà thơ b ắt đầu sáng tác thơ trữ tình, trong đó có nhiềub ài vượt qua đề tài nhà trường, vươn ra xã hội với nhiệt tình tự do, tổ quốc và chống chếđộ độc tài. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 13 Giai đo ạn này sáng tác của ông có nội dung p hong phú nhưng nghệ thuật cònnon, đang đi theo ảnh hưởng của các nhà thơ lớn đàn anh. Tuy vậy, ở Puskin có nhữngd ấu hiệu đi xa hơn tiền bối .Thời kỳ sống và làm việc ở Petersburg (1817-1820) Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Lít-xê, được bổ nhiệm vào cơ quan Bộ Ngoại giao.Cuộc sống mới khiến ông ngày càng chán ghét xã hội thượng lưu là nơi anh nghĩ “Khôn tức là imlặng một cách nô lệ”, “nơi tất cả đều ngu ngốc một giuộc”. Giai đoạn này Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Khủng bố khởi nghĩa nôngd ân, cấu kết với nước ngoài để đánh thuê. Đây cũng là lúc những người quí tộc tiến bộNga b ắt tay lãnh đạo cách mạng. Puskin liên hệ mật thiết với các nhà hoạt động cách mạng và trí thức tiến bộ. Ôngviết những bài thơ với chủ đề xã hội lớn lao. Năm 1820, tác phẩm lớn có giá trị củaPuskin là trường ca cổ tích “Ruslan và Lutmila”. Tác phẩm này đưa ông lên ngang hàngcác nhà thơ lớn đương thời.Thời kỳ đi đày ở phương Nam (1820-1824) Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng Alexandre 2 đày xuống miền Nam vì bài thơ tràn ngập tinhthần tự do và phản đối chế độ nông nô chuyên chế. Ở miền Nam, các tổ chức cách mạng bí mật đanghoạt động mạnh . Puskin tiếp tục sáng tác thơ. Với bài thơ “Vầng thái dương đã lặn” coi như sự bứtphá khỏi chủ nghĩa cổ điển và đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn. Trào lưu lãng mạn cáchmạng trong văn học đang hình thành mãnh liệt. Lúc này nhà thơ tiếp xúc rộng rãi và sâu sắc với cuộcsống nhiều màu vẻ của nông thôn và thành thị phương Nam khiến cho tính lịch sử, tính nhân dân vàchất liệu hiện thực càng rõ rệt trong các sáng tác sau này. Puskin bắt đầu thể hiện một phương phápmới: phương pháp hiện thực với tiểu thuyết bằng thơ “Evgeni Oneghin” (Từ 1823).Thời kỳ bị quản chế ở phương Bắc (1824-1826) Từ phương Nam trở về, Puskin buộc phải sống ở trại ấp của cha ở xã Mikhailovkoie, sống xabạn bè, ông chỉ gần gũi với vú nuôi Arina. Ông mở rộng tiêp xúc với dân chúng trong vùng, tham giasinh hoạt văn nghệ giải trí ở địa phương và ghi chép văn học dân gian. Nhờ th ...