Danh mục tài liệu

Văn học Trung Quốc - Chương 7

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.36 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số chủ đề truyện ngắn Trong sự phục hưng và phát triển của văn học trong thời kì mới, trước hết phải nói đến thể loại truyện ngắn. Thể loại văn học này có thành tựu chói sáng từ trước và sau “Ngũ tứ” (1919) mà đỉnh cao là những kiệt tác bất hủ của đại văn hào Lỗ Tấn. Có thể nói truyện ngắn Lỗ Tấn mà tiêu biểu là AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Khổng Ất Kỷ, Nhật kí người điên, Cố hương là những “phát đại bác” ầm vang mở dầu cho nền văn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học Trung Quốc - Chương 7CHƯƠNG 7. TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI 8.1. Một số chủ đề truyện ngắn Trong sự phục hưng và phát triển của văn học trong thời kì mới, trước hết phải nói đến thể loại truyện ngắn. Thể loại văn học này có thành tựu chói sáng từ trước và sau “Ngũ tứ” (1919) mà đỉnh cao là những kiệt tác bất hủ của đại văn hào Lỗ Tấn. Có thể nói truyện ngắn Lỗ Tấn mà tiêu biểu là AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Khổng Ất Kỷ, Nhật kí người điên, Cố hương là những “phát đại bác” ầm vang mở dầu cho nền văn học hiện đại cách mạng Trung Quốc. Trong văn học thời k ì mới truyện ngắn là thể loại văn học “anh hùng”, “thủ công”. Nó là những “quả lựu đạn”, những “quả bộc phá” làm nổ tung ngục tù chính trị và văn nghệ đen tối mười năm “cách mạng văn hoá” của tập đo àn Lâm Bưu, Giang Thanh và “Bè lũ bốn tên”, mở ra một con đường mới cho văn học hiện thực chủ nghĩa Trung Quốc phát triển trong thời k ì cải cách, mở cửa. Nữ văn sĩ Vương An Ức, chủ tịch hội nhà văn Thượng Hải, sau khi đọc những tiểu thuyết hay và truyện ngắn hay nhất của các năm gần đây đã nhận xét: Cái mà tôi gọi là da thịt của cuộc sống trong các thiên truyện kia ngày một rắn chắc hơn. Chúng tựa hồ như bước ra khỏi quan niệm phức tạp. dị kì của những năm 1990, từ trong định nghĩa hư không mà tiến vào thế giới trải nghiệm vô danh mà sinh khí bừng bừng. Tiểu thuyết Trung Quốc đã sống bao nhiêu năm, đã có bao nhiêu người cầm bút mà vẫn cứ xuất hiện bao nhiêu sáng tạo mới mẻ, bởi vì những kinh qua của cá nhân đã không hề trùng lặp. Nó là một loại vật chất không có cách gì để quy nạp, trừu tượng hoá, cái này là cái này, cái kia là cái kia, là thực thể sống sinh tồn và phát triển theo lí do riêng lẻ. Xã hội đang trong đà vươn tới hiện đại, dầu vậy vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau nếu xuất phát từ các góc độ khác nhau và tiểu thuyết của chúng ta đã phản ánh xu thế đó. (Thái Nguyễn Bạch Liên, 2003) Những hình tượng nhân vật trong văn học đương đại rất đa dạng và đặc sắc. Đó là một giáo viên mẫu mực với lí tưởng cao đẹp của sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, đó là một người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật và trân trọng cái đẹp đúng nghĩa, đó có thể là một người nông dân thật thà chất phác sống chí t ình chí nghĩa, hay đó chỉ là một ông lão bơ vơ lạc lõng giữa chốn đô thị xa hoa hiện đại… Chúng ta nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật này được khắc hoạ một cách chân thực độc đáo. Họ đã nhân danh cho tình người thiêng liêng và bao la để làm đẹp cuộc đời và làm đẹp lòng người. Họ đã làm sáng thêm ngọn lửa nhân văn cao đẹp và giữ cho nó sáng mãi theo thời gian. Từ những điều trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật trong các tác phẩm đương đại Trung Quốc mà cụ thể là hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác là một vấn đề rất thú vị. Nghiên cứu ở nước ngoài Những nghiên cứu về Văn học Trung Quốc đương đại của các tác giả người Trung Quốc. Đó là “Đương đại Trung Quốc văn học” của Diêu Đại Lương chủ biên (1993) và “Hai mươi năm văn học thời kì mới” của Vương Thiết Tiên, Dương Kiếm Long, Vương Khắc Cường, Mã Di Lỗ, Lưu Đỉnh Sinh (2001). Cả hai đều nghiên cứu về tình hình văn học đương đại Trung Quốc với sự “nở rộ” và “cách tân đổi mới” của các thể loại văn học ở phương diện cả nghệ thuật lẫn nội dung. Họ khẳng định những thành tựu cũng như tiềm lực của văn học thời khì mới. Và cả hai sự nghiên cứu này đều quan tâm 20nhiều đến tiểu thuyết, tản văn và thơ ca mà chưa chú ý nhiều đến truyện ngắn.MỘT SỐ NỘI DUNG TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI Thứ nhất, đó là lên án những “vết thương” do ảnh hưởng của “Bè lũ bốn tên”,đề cập đến hoàn cảnh giáo dục và những quan niệm mới về con người. Tiểu biểu cho nộidung này là truyện Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ. Truyện nói lên sự ảnh hưởng daidẳng của độc tố mà Bè lũ bốn tên đã gieo vào tâm trí của thế hệ trẻ làm họ suy nghĩlệch lạc và thậm chí tha hoá, đồng thời truyện cũng đề cao trách nhiệm của nhà giáo dụctrong việc cải tạo tâm hồn, thanh lọc trí óc cho lớp thanh niên lệch lạc ấy bằng một tráchnhiệm lớn lao và tấm lòng cao cả. Hay đó là truyện Vết thương của Lưu Tân Hoa, truyệnđã nêu bật lên sự ảnh hưởng nặng nề và sự phân biệt nghiệt ngã mà con người đã chịu từnọc độc do “Bè lũ bốn tên” để lại. Họ không thể chối bỏ quá khứ, bị cho là phản bội (dùlà nhiệm vụ hay bị hiểu lầm đi chăng nữa) và phải chịu sự khinh rẻ, đề phòng của mọingười. Hay đó là truyện Bảo vệ anh đào của Cừu Sơn Sơn nói về tấm lòng hi sinh cho sựnghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu, quyết không để sự bất công, dốt nát ảnhhưởng đến thế hệ sau. Hay đó là sự chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn nặng nghiệpvăn chương, muốn hết lòng thực hiện lý tưởng nhưng những quan niệm lỗi thời đã kìmhãm không cho những khát vọng nghệ thuật bay cao bay xa. Nhưng chung nhất vẫn ...