Văn học Trung Quốc - Chương 8
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.55 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kim Dung và Quỳnh Dao Kim Dung 金庸 [Jīn Yōng],琼瑶[Qióng Yāo]Trong khoảng vài chục năm qua, có hai hiện tượng văn học Hán ngữ hiện đại đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đọc sách và xem phim ở Việt Nam. Đó là hai nhà tiểu thuyết Kim Dung (Hồng Kông) và Quỳnh Giao (Đài Loan). Nhưng giới nghiên cứu phê bình thì không hào hứng, có chăng, chỉ phê phán qua loa. Khuynh hướng nghiên cứu phê bình của Trung Quốc và Việt Nam vốn đồng nhất trong mấy chục năm trước khi cải cách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học Trung Quốc - Chương 8Chương 8. Kim Dung và Quỳnh DaoKim Dung 金庸 [Jīn Yōng],琼瑶[Qióng Yāo] Trong khoảng vài chục năm qua, có hai hiện t ượng văn học Hán ngữ hiện đại đã ítnhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đọc sách và xem phim ở Việt Nam. Đó là hai nhà tiểuthuyết Kim Dung (Hồng Kông) và Quỳnh Giao (Đài Loan). Nhưng giới nghiên cứu phêbình thì không hào hứng, có chăng, chỉ phê phán qua loa. Khuynh hướng nghiên cứu phêbình của Trung Quốc và Việt Nam vốn đồng nhất trong mấy chục năm trước khi cải cáchđổi mới. Theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa những năm trước đây, những tácphẩm đựơc coi là chính thống khi nó nghiêm túc ủng hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội và đấu tranh chống đế quốc xâm lược, đấu tranh thống nhất đất nước. Thứ hai là nhữngtác phẩm văn học sử thi, có tính truyền thống dân tộc nhưng vẫn phải trực tiếp hỗ trợ cácchủ đề cách mạng kể trên. Tóm lại, văn học cách mạng đòi hỏi sự tập trung cao độ vàonhiệm vụ chính, không được lơi lỏng, lạc đề. Trong bối cảnh như thế, hai cây bút KimDung và Quỳnh Giao dường như lạc lõng, không ăn nhập gì với dòng văn học chính thốngở Trung Quốc, và tất nhiên cũng không được giới thiệu, phát hành chính thức ở miền Bắcnước ta. Công cuộc đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam sôi nổi cuối thế kỷ XX cùng với sựthay đổi bối cảnh khách quan trong nước và thế giới đã đem lại cho văn học những khuynhhướng nghiên cứu phê bình mới. Nhưng hệ thống lý thuyêt văn học không thể “ba phải“,“gió chiều nào che chiều ấy”. Chỉ có lý thuyết khoa học thực sự mới làm kẻ sỹ chân chínhcầm bút viết. Nếu trước đây có những cây bút phê phán chỉ trích hai tác giả này thì đó cũnglà sự thành thực của họ. Ngày nay giới phê bình khẳng định giá trị của hai cây bút ấy cũnglà điều dễ hiểu. Thời đại đã cấp cho họ công cụ lí luận và cái nhìn mới.... Để cảm nhận vănchương của hai cây bút Quỳnh Giao và Kim Dung, người nghiên cứu cần áp dụng lý thuyếtvăn hoá học, ngành khoa học mới phát triển ở Việt Nam khoảng hai chục năm qua. Mặtkhác, lý thuyết văn học cũng phải thừa nhận chức năng giải trí của văn chương thì mới hivọng bao dung được hai cây bút ấy và những trường hợp tương tự. Vài năm nay, truyện của hai nhà văn Kim Dung và Quỳnh Giao chiếm một số lượngnổi bật ở khắp các nhà sách. Chắc hẳn hai cây bút này không khỏi băn khoăn về khuynh hướng tư tưởng khi cầmbút. Và họ đã tìm một lối đi ở bên ngoài mọi ý thức hệ tư tưởng chính trị, một lối đi “trungdung”. Nói giản đơn là họ khôn ngoan tránh mọi mâu thuẫn ý thức hệ. Và họ đều thànhcông, mỗi người đã tạo ra độc giả riêng cho mình. Văn chương Quỳnh Giao tràn đầy nữtính, trăn trở và phản ứng với cuộc sống hiện đại đang “tây âu hoá“ nhàm chán. Văn KimDung lại lục tìm giá trị văn hoá trong quá khứ. Văn Kim Dung đậm nam tính, ưa suy tưtriết học phương Đông, thể hiện ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, ítquan tâm đến những cuộc đấu tranh thời hiện đại. Thực ra, ý t ưởng của ông rất kín đáo. 45Trong tiểu thuyết võ hiệp lấy bối cảnh thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, tư tưởng hoà bình,hoà hợp, nhân ái, dung thứ vẫn làm nên chất men say trong lòng người đọc..()QUỳNH GIAO Nữ sĩ Quỳnh Giao sinh 1938 ở tỉnh Tứ Xuyên, năm 1949 theo gia đ ình trôi dạt sanglập nghiệp ở đảo Đài Loan. Văn chương Quỳnh Giao khá giản đơn, thiếu tính hàm súc, chứa đựng ít hàm lượngvăn hoá truyền thống và ít thể hiện tư duy nghệ thuật mới mẻ hiện đại. Ngay giới cầm bútphê bình ở Đài Loan cũng ngần ngại, ít chiụ lên tiếng. Đến nay vẫn chưa thấy công trìnhnghiên cứu phê bình nào viết về tiểu thuyết Quỳnh Giao ! Thử đọc lướt qua những cái têntiểu thuyết của nữ sĩ này, chúng ta có thể hiểu ngay tình trạng đó : Vẫn về bên anh, Hãy ngủyên tình yêu, Hồ ly trắng, Như cánh bèo trôi, Đoạn cuối cuộc tình, Một khúc thu ca, Giôngbão, Trôi theo dòng nước, Bọt sóng, Mãi mãi yêu thương, Ảo mộng, Cánh chim trong giôngbão, Tình đã chia xa, Hỏi áng mây chiều, Bông cúc vàng, Bên bờ quạnh hiu, Xóm vắng,Như mây hoàng hôn, Lao xao trong rừng, Một sáng mùa hè, Chớp bể mưa nguồn, Dây tơhồng, Hoa hồng khóc trong đêm, Tuyết Kha, Tình như bọt biển, Vòng tay kỷ niệm, Thiênđường bốc cháy, Vội vã, Tôi là một áng mây, Bên dòng nước, Giọt lệ tương tư, Tình vẫnđẹp sao, Băng Nhi, Chiếc áo mộng mơ, Cánh nhạn cô đơn, Mùa thu lá bay, Dòng sông lýbiệt, Tình buồn, Hoàn Châu công chúa … (tổng cộng 60 cuốn tiểu thuyết và mấy tập truyệnngắn) . Đặc biệt, với tác phẩm Hoàn Châu công chúa, với phong cách “cổ trang” đậm tínhlãng mạn truyền thống hấp dẫn, nữ sĩ đã gây bất ngờ cho độc giả quen thuộc của bà, đồngthời khiến những người xưa nay thường chê “tiểu thuyết tính cảm ủy mị Quỳnh Giao“ phảichú ý. Bà kịp nhớ lại rằng người Trung Quốc rất ưa những chuyện gắn liền với lịch sử dântộc, với quá khứ. Chưa biết số lượng độc giả của Quỳnh Giao nhưng chắc hẳn khá lớn.Chiếm đa số thường là giới nữ sinh, giới nội trợ. Như thế c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học Trung Quốc - Chương 8Chương 8. Kim Dung và Quỳnh DaoKim Dung 金庸 [Jīn Yōng],琼瑶[Qióng Yāo] Trong khoảng vài chục năm qua, có hai hiện t ượng văn học Hán ngữ hiện đại đã ítnhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đọc sách và xem phim ở Việt Nam. Đó là hai nhà tiểuthuyết Kim Dung (Hồng Kông) và Quỳnh Giao (Đài Loan). Nhưng giới nghiên cứu phêbình thì không hào hứng, có chăng, chỉ phê phán qua loa. Khuynh hướng nghiên cứu phêbình của Trung Quốc và Việt Nam vốn đồng nhất trong mấy chục năm trước khi cải cáchđổi mới. Theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa những năm trước đây, những tácphẩm đựơc coi là chính thống khi nó nghiêm túc ủng hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội và đấu tranh chống đế quốc xâm lược, đấu tranh thống nhất đất nước. Thứ hai là nhữngtác phẩm văn học sử thi, có tính truyền thống dân tộc nhưng vẫn phải trực tiếp hỗ trợ cácchủ đề cách mạng kể trên. Tóm lại, văn học cách mạng đòi hỏi sự tập trung cao độ vàonhiệm vụ chính, không được lơi lỏng, lạc đề. Trong bối cảnh như thế, hai cây bút KimDung và Quỳnh Giao dường như lạc lõng, không ăn nhập gì với dòng văn học chính thốngở Trung Quốc, và tất nhiên cũng không được giới thiệu, phát hành chính thức ở miền Bắcnước ta. Công cuộc đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam sôi nổi cuối thế kỷ XX cùng với sựthay đổi bối cảnh khách quan trong nước và thế giới đã đem lại cho văn học những khuynhhướng nghiên cứu phê bình mới. Nhưng hệ thống lý thuyêt văn học không thể “ba phải“,“gió chiều nào che chiều ấy”. Chỉ có lý thuyết khoa học thực sự mới làm kẻ sỹ chân chínhcầm bút viết. Nếu trước đây có những cây bút phê phán chỉ trích hai tác giả này thì đó cũnglà sự thành thực của họ. Ngày nay giới phê bình khẳng định giá trị của hai cây bút ấy cũnglà điều dễ hiểu. Thời đại đã cấp cho họ công cụ lí luận và cái nhìn mới.... Để cảm nhận vănchương của hai cây bút Quỳnh Giao và Kim Dung, người nghiên cứu cần áp dụng lý thuyếtvăn hoá học, ngành khoa học mới phát triển ở Việt Nam khoảng hai chục năm qua. Mặtkhác, lý thuyết văn học cũng phải thừa nhận chức năng giải trí của văn chương thì mới hivọng bao dung được hai cây bút ấy và những trường hợp tương tự. Vài năm nay, truyện của hai nhà văn Kim Dung và Quỳnh Giao chiếm một số lượngnổi bật ở khắp các nhà sách. Chắc hẳn hai cây bút này không khỏi băn khoăn về khuynh hướng tư tưởng khi cầmbút. Và họ đã tìm một lối đi ở bên ngoài mọi ý thức hệ tư tưởng chính trị, một lối đi “trungdung”. Nói giản đơn là họ khôn ngoan tránh mọi mâu thuẫn ý thức hệ. Và họ đều thànhcông, mỗi người đã tạo ra độc giả riêng cho mình. Văn chương Quỳnh Giao tràn đầy nữtính, trăn trở và phản ứng với cuộc sống hiện đại đang “tây âu hoá“ nhàm chán. Văn KimDung lại lục tìm giá trị văn hoá trong quá khứ. Văn Kim Dung đậm nam tính, ưa suy tưtriết học phương Đông, thể hiện ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, ítquan tâm đến những cuộc đấu tranh thời hiện đại. Thực ra, ý t ưởng của ông rất kín đáo. 45Trong tiểu thuyết võ hiệp lấy bối cảnh thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, tư tưởng hoà bình,hoà hợp, nhân ái, dung thứ vẫn làm nên chất men say trong lòng người đọc..()QUỳNH GIAO Nữ sĩ Quỳnh Giao sinh 1938 ở tỉnh Tứ Xuyên, năm 1949 theo gia đ ình trôi dạt sanglập nghiệp ở đảo Đài Loan. Văn chương Quỳnh Giao khá giản đơn, thiếu tính hàm súc, chứa đựng ít hàm lượngvăn hoá truyền thống và ít thể hiện tư duy nghệ thuật mới mẻ hiện đại. Ngay giới cầm bútphê bình ở Đài Loan cũng ngần ngại, ít chiụ lên tiếng. Đến nay vẫn chưa thấy công trìnhnghiên cứu phê bình nào viết về tiểu thuyết Quỳnh Giao ! Thử đọc lướt qua những cái têntiểu thuyết của nữ sĩ này, chúng ta có thể hiểu ngay tình trạng đó : Vẫn về bên anh, Hãy ngủyên tình yêu, Hồ ly trắng, Như cánh bèo trôi, Đoạn cuối cuộc tình, Một khúc thu ca, Giôngbão, Trôi theo dòng nước, Bọt sóng, Mãi mãi yêu thương, Ảo mộng, Cánh chim trong giôngbão, Tình đã chia xa, Hỏi áng mây chiều, Bông cúc vàng, Bên bờ quạnh hiu, Xóm vắng,Như mây hoàng hôn, Lao xao trong rừng, Một sáng mùa hè, Chớp bể mưa nguồn, Dây tơhồng, Hoa hồng khóc trong đêm, Tuyết Kha, Tình như bọt biển, Vòng tay kỷ niệm, Thiênđường bốc cháy, Vội vã, Tôi là một áng mây, Bên dòng nước, Giọt lệ tương tư, Tình vẫnđẹp sao, Băng Nhi, Chiếc áo mộng mơ, Cánh nhạn cô đơn, Mùa thu lá bay, Dòng sông lýbiệt, Tình buồn, Hoàn Châu công chúa … (tổng cộng 60 cuốn tiểu thuyết và mấy tập truyệnngắn) . Đặc biệt, với tác phẩm Hoàn Châu công chúa, với phong cách “cổ trang” đậm tínhlãng mạn truyền thống hấp dẫn, nữ sĩ đã gây bất ngờ cho độc giả quen thuộc của bà, đồngthời khiến những người xưa nay thường chê “tiểu thuyết tính cảm ủy mị Quỳnh Giao“ phảichú ý. Bà kịp nhớ lại rằng người Trung Quốc rất ưa những chuyện gắn liền với lịch sử dântộc, với quá khứ. Chưa biết số lượng độc giả của Quỳnh Giao nhưng chắc hẳn khá lớn.Chiếm đa số thường là giới nữ sinh, giới nội trợ. Như thế c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình văn học văn học nước ngoài ngữ văn và ngôn ngữ văn học nga văn học châu áTài liệu có liên quan:
-
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 404 10 0 -
Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 1
260 trang 277 0 0 -
Truyện Harry Potter và chiếc cốc lửa
1938 trang 211 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ A. X. Puskin
89 trang 202 0 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 2
610 trang 174 6 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 trang 137 0 0 -
Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học: Phần 1 - Phan Trọng Luận
68 trang 125 0 0 -
Tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra: Phần 1
450 trang 96 0 0 -
biểu tượng thất truyền: phần 2
340 trang 85 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 trang 81 0 0