Danh mục tài liệu

Về cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.55 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ bản chất các khái niệm “cái biểu đạt”, “cái được biểu đạt” của kí hiệu ngôn ngữ theo quan niệm của Ferdinand de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”; từ đó, liên hệ đến một số nguyên tắc chung trong việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn kí hiệu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 4b (2017): 20-29Vol. 14, No. 4b (2017): 20-29Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnVỀ CÁI BIỂU ĐẠTVÀ CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT CỦA KÍ HIỆU NGÔN NGỮNguyễn Thị Minh*Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhNgày Toà soạn nhận được bài: 08-12-2016; ngày phản biện đánh giá bài: 10-02-2017; ngày chấp nhận đăng bài: 15-4-2017TÓM TẮTBài viết tập trung làm rõ bản chất các khái niệm “cái biểu đạt”, “cái được biểu đạt” của kíhiệu ngôn ngữ theo quan niệm của Ferdinand de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đạicương”; từ đó, liên hệ đến một số nguyên tắc chung trong việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn kíhiệu học.Từ khóa: cái biểu đạt, cái được biểu đạt, kí hiệu ngôn ngữ, chất liệu, hình thức.ABSTRACTOn the Signifier and the Signified of the Linguistic SignThe paper examines the nature of the signifier and signified concepts of the linguistic sign in“Course in General Linguistics” by Ferdinand de Saussure, which are then related to some generalprinciples in studying literature from a semiotic perpective.Keywords: the signifier, the signified, linguistic sign, substance, form.1.Trong cuốn sách Ferdinand de Saussure, Jonathan Culler xếp Saussure vào hàng Bậcthầy Hiện đại (a Modern Master)1. Trong Những bước ngoặt của tư duy ngôn ngữ học, RoyHarris và Talbot J. Taylor nhấn mạnh vị trí đặc biệt quan trọng của Saussure như ngườiđánh dấu sự kết thúc của truyền thống tư duy ngôn ngữ xuất phát từ Socrates, mở ra mộtthời kì hoàn toàn mới2. Mặc dù nhiều vấn đề Saussure đặt ra đã, đang tiếp tục được tranhluận, bổ sung, điều chỉnh, song vị trí của ông thì không còn là vấn đề phải bàn cãi. Tuynhiên, ở Việt Nam hiện nay, nhiều khái niệm do Saussure đặt ra vẫn chưa thực sự đượcphân tích một cách thấu đáo. Nhiều giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học được sử dụng ở mộtsố trường đại học đều có chương riêng dành cho việc nói về “Ngôn ngữ như một hệ thống*Email: thiennha2013@gmail.comCuốn sách nằm trong loạt sách về các Bậc thầy Hiện đại trong đó Frank Kerrmode định nghĩa “Bằng từ Bậc thầy Hiệnđại chúng tôi muốn chỉ những người đã và đang thay đổi cuộc sống và tư tưởng của thời đại chúng ta. Tác giả của nhữngcuốn sách này, bản thân họ cũng là những bậc thầy”.2Cùng với triết học Wittgenstein, tâm lí học Sigmund Freud, xã hội học Emile Durkheim, ngôn ngữ học Saussure đã làmthay đổi cách quan niệm về việc nghiên cứu các ngành khoa học nhân văn, người ta thậm chí ví ông với Copernicus vàGalileo của thế kỉ XX. Có thể tìm thấy các đánh giá tương tự trong rất nhiều cuốn sách uy tín về ngôn ngữ học trên thếgiới.120TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMTập 14, Số 4b (2017): 20-29tín hiệu”3, có nghĩa các tác giả, cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thừa nhậnđịa vị của người cha đẻ ra ngôn ngữ học hiện đại4. Thế nhưng, quá trình gián tiếp hay trựctiếp trích dẫn các luận điểm của Saussure với quá trình diễn giải các luận điểm ấy lại chứađựng nhiều mâu thuẫn, khi thì họ trích dẫn một cách thiếu phê phán, khi lại nghiêng về xuhướng mà bản thân Saussure đã bác bỏ nhưng không kèm theo giải thích, biện luận. Thựctế trên rất dễ gây bối rối cho người đọc, người học. Trong khuôn khổ của bài viết này,chúng tôi chỉ bàn về hai khái niệm nền tảng cấu thành kí hiệu ngôn ngữ theo tinh thần củaSaussure: khái niệm cái biểu đạt và cái được biểu đạt.2.Trong một số sách Dẫn luận ngôn ngữ học, chúng tôi thấy các định nghĩa về kí hiệuđều quá sơ giản, chưa thể hiện được đúng tinh thần của Saussure về ngôn ngữ học nóiriêng và kí hiệu học nói chung5. Trước hết xin bàn về khái niệm cái biểu đạt.2.1. Khái niệm cái biểu đạtKhi định nghĩa cái biểu đạt của ngôn ngữ, một số tác giả giáo trình Dẫn luận ngônngữ ở Việt Nam thường cho cái biểu đạt là “mặt vật chất”, “hình thức âm thanh” hay “hìnhthức ngữ âm” hoặc “cái vỏ tiếng”. Kì thực, theo cả Saussure lẫn các nhà kí hiệu học sauông, cái biểu đạt không chỉ thuần là cái âm vật chất.Cái biểu đạt không chỉ là cái âm vật chấtTrong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Saussure định nghĩa “Dấu hiệu6 ngôn ngữkết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi, mà là một khái niệm với một hìnhảnh âm thanh” (Ferdinand de Saussure, 2005, tr.138). Ông cũng nhiều lần nhấn mạnh, giảithích “Hình ảnh này không phải là cái âm vật chất, một vật thuần vật lí, mà là dấu vết tâm3Ở đây các tác giả đều dùng chữ “tín hiệu” cho từ tiếng Pháp “signe” (tiếng Anh “sign”). Khi trích dẫn, chúng tôi giữnguyên cách dùng của họ, còn khi phân tích, chúng tôi xin phép được dùng từ “kí hiệu” là từ phổ biến, được dùng rộngrãi hiện nay.4Một số sách trong phần phụ lục còn trích nguyên văn một phần bản dịch “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” củaSauss ...