Danh mục tài liệu

Về mô hình sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học tương lai

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 721.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích ba mô hình cấu trúc chính của sách giáo khoa ngôn ngữ của các nước trên thế giới: Mô hình Lý thuyết, Mô hình Kỹ năng, Mô hình Hoạt động. Từ đó, chúng tôi hình dung về cấu trúc bộ sách giáo khoa Tiếng Việt ở cấp tiểu học và tài liệu tham khảo để dạy học môn học này trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về mô hình sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học tương lai Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và VỀ MÔ HÌNH Nhi đồng Quốc hội khóa XI SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU Điện thoại: 0913232853 HỌC TƢƠNG LAI Email: thuyethanoi@gmail.com GS.TS.NGUYỄN MINH THUYẾT TÓM TẮT Bài viết phân tích ba mô hình cấu trúc chính của sách giáo khoa ngôn ngữ củacác nước trên thế giới: Mô hình Lý thuyết, Mô hình Kỹ năng, Mô hình Hoạt động. Từđó, chúng tôi hình dung về cấu trúc bộ sách giáo khoa Tiếng Việt ở cấp tiểu học và tàiliệu tham khảo để dạy học môn học này trong tương lai. Từ khoá: mô hình, sách giáo khoa, Tiếng Việt, tiểu học, tài liệu tham khảo. ABSTRACT On the prospective models of the Elementary school Vietnamese Language textbook The article analyses three major structural models of the language arts textbooksused in a number of countries in the world: Theoretical Model, Competency Model,Activity Model. From that point, the authors come to the mental picture of the structureof the Elementary school Vietnamese Language textbook and the reference material forthis subject in the future. Key words: model, textbook, Vietnamese language, elementary, reference material1. Phân tích một số mô hình hiện tại1.1. Tổng quan 460 SGK ngôn ngữ thứ 1 của các nước rất đa dạng nhưng có thể quy về 3 mô hình cấutrúc chính như sau: (1) Mô hình Lý thuyết; (2) Mô hình Kỹ năng; (3) Mô hình Hoạtđộng.1.2. Mô hình lý thuyết SGK xây dựng theo Mô hình Lý thuyết là loại sách đơn thuần trình bày hệ thốngkiến thức ngôn ngữ học. Vì quan niệm người học là người bản ngữ đã biết nói và nghe thuần thục trước khiđến trường nên SGK theo mô hình này chỉ tập trung trang bị cho HS kiến thức ngôn ngữhọc (bao gồm kiến thức lý thuyết về ngữ âm – chính tả, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp),với hy vọng nhờ các kiến thức này, HS sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách có ý thức vàthuần thục hơn con đường phát triển tự nhiên. Tiêu biểu cho mô hình này là bộ sách Langue francaise của NXB Nathan. Mỗiquyển trong bộ sách dành cho một lớp, gồm một số phần (partie), mỗi phần gồm một sốbài học (unit) và mỗi bài học gồm 4 mục Ngữ pháp, Từ vựng, Chính tả và Chia động từ;các phần và bài học đều không có tên chung. Ví dụ, sách lớp 3 có 3 phần. Phần 1 có 10bài học. Bài học 1 gồm các mục sau: - Ngữ pháp: Từ văn bản đến câu. - Từ vựng: Sắp xếp các từ (theo trật tự abc). - Chính tả: Từ khẩu ngữ đến bút ngữ. - Chia động từ: Quá khứ, hiện tại, tương lai. Mỗi mục nói trên đều bắt đầu bằng việc phân tích một văn bản ngắn, từ đó rút rakết luận, rồi làm bài tập thực hành. Chẳng hạn, để học kiến thức ngữ pháp (Từ văn bảnđến câu), sách giới thiệu mẩu chuyện Chú chó con và nêu các yêu cầu như sau: - Đọc văn bản. - Văn bản trên gồm bao nhiêu đoạn ? - Mỗi đoạn cho ta biết điều gì? - Văn bản trên gồm bao nhiêu câu ? - Mỗi câu cho ta biết điều gì ? 461 Kết luận được đóng khung là: “- Một văn bản thường gồm nhiều đoạn. Khi viết, ta xuống dòng để đánh dấu mởđầu một đoạn. - Một đoạn thường gồm nhiều câu. Mỗi câu là một chuỗi từ được tổ chức và cómột ý nghĩa. Câu mở đầu bằng một chữ hoa và kết thúc bằng một dấu chấm.” Sau kết luận nói trên, sách cho 6 bài tập thực hành, trong đó có bài tập sắp xếp lạitrật tự từ để tạo thành câu đúng, viết lại dấu chấm và chữ hoa bị bỏ sót, sắp xếp lại cáccâu đã cho thành một đoạn, đặt câu với những từ đã cho, viết một số câu để tả một conmèo nhỏ. Bộ Chương trình chi tiết (curriculum) của Canada cũng thể hiện cách xây dựngchương trình tương tự bộ sách Langue francaise của NXB Nathan. Trong chương trình chi tiết này, mỗi môn ở mỗi lớp được trình bày như một quyểnsách giáo khoa, trong đó có bài đọc, các bài tập và kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ phápcần hình thành. Giáo viên và học sinh sử dụng chương trình này làm tài liệu chính đểdạy và học. Trên cơ sở chương trình, giáo viên có thể bổ sung các tài liệu dạy học khácphù hợp với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thể hiện ở chương trình và với tình hình cụthể của học sinh lớp mình phụ trách. Chương trình chỉ thể hiện nội dung rèn luyện kỹ năng đọc, viết và kiến thức ngônngữ; không có bài tập rèn luyện các kỹ năng nghe, nói. Về kỹ năng viết, không có nộidung rèn viết chữ. Các bài đọc có nội dung phong phú nhưng không sắp xếp theo chủ điểm. Đó cũngkhông phải các trích đoạn tác phẩm văn học mà hoàn toàn do các soạn giả chương trìnhviết. Các soạn giả cũng không phải e dè khi trình bày một số nội dung không phù hợpvới trẻ. Ví dụ, ngay bài đầu tiên ở chương trình lớp 2 (Nhờ hoa nói giúp) đã có nhữngnội dung liên quan đến tình yêu nam nữ, như tranh minh họa chàng trai tặng hoa cô gáivà những câu như You are sweet (Bạn/em/anh rất ngọt ngào), I think of you every day(Ngày nào tôi/anh/em cũng nghĩ đến bạn/em/anh), Forget me not (Đừng quêntôi/anh/em), I love you (Tôi/anh/em yêu bạn/em/anh). Kiến thức ngôn ngữ được trình bày không câu nệ về logic. Ví dụ, chương trình lớp4 trình bày về các từ loại, các kiểu câu rồi mới trình bày về tiền tố và hậu tố của từ; trìnhbày về báo chí rồi mới trình bày về cách viết đoạn văn. 462 Nội dung kiến thức luôn được trình bày cô đọng, chỉ gồm từ 2 đến 4 dòng, kể cả vídụ minh họa. Để trẻ em dễ tiếp thu kiến thức, các soạn giả cũng không ngần ngại đưa ranhững định nghĩa không thật ...