Danh mục tài liệu

Về nhiệm vụ nghiên cứu của hướng y sinh nhiệt đới tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.79 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Y sinh nhiệt đới là một trong ba hướng khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (TTNĐV-N). Nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra cho hướng này là nghiên cứu về hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam và tác động của chất độc sinh thái chứa dioxin đối với sức khỏe con người; các nhiệm vụ tiếp theo được đặt ra là: Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới nguy hiểm;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về nhiệm vụ nghiên cứu của hướng y sinh nhiệt đới tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - NgaNhững vấn đề chung VỀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA HƯỚNG Y SINH NHIỆT ĐỚI TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA PHẠM XUÂN NINH, NGUYỄN QUỐC ÂN Y sinh nhiệt đới là một trong ba hướng khoa học của Trung tâm Nhiệt đớiViệt - Nga (TTNĐV-N). Nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra cho hướng này là nghiêncứu về hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam và tác động của chấtđộc sinh thái chứa dioxin đối với sức khoẻ con người; các nhiệm vụ tiếp theo đượcđặt ra là: Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới nguy hiểm; nghiên cứu khảnăng thích nghi và bệnh nghề nghiệp và chuyển giao công nghệ y - sinh học từ Liênbang Nga với sự tham gia của nhiều chuyên gia công tác tại các viện, học viện củahai nhà nước: Viện Các vấn đề Sinh thái và Tiến hoá mang tên Seversov và ViệnSinh thái mang tên Bakh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (VHLKH); Viện Y họclâm sàng và Thực nghiệm, Viện Thông tin Y tế, xã hội và sinh thái; Trung tâm Chẩnđoán phân tử thuộc Bộ Y tế; Viện Điều hoà sinh học và Lão khoa Saint-Petersburgthuộc Viện Hàn lâm Y học Nga (VHLYH); Học Viện quân Y Kirốp… của Liênbang Nga; Học Viện Quân y; Viện Quân y 108; Viện Quân y 175; Viện Vệ sinhPhòng dịch quân đội, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên; Viện Y học hàng không…của Việt Nam. Chỉ đạo và giám sát các chương trình này là Viện sĩ VHLKHSokolop V.E., Kunsevic A.D., Viện sĩ VHLYH Sofronov G.A., Tiunov L.A.,Golikov N.S., Giáo sư TS Nguyễn Văn Thưởng, Giáo sư TS Nguyễn Cảnh Cầu,Giáo sư TSKH Bùi Đại, Giáo sư TSKH Nguyễn Hưng Phúc… 1. Ngay từ tháng 11 năm 1988, đề tài về nghiên cứu hậu quả y - sinh học củacuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã được triển khai. Đề tàinghiên cứu này được chia thành các giai đoạn: Nghiên cứu thăm dò xây dựng luậncứ khoa học (1988 - 1990); nghiên cứu tổng hợp xây dựng phương pháp luận vềphát hiện và đánh giá hậu quả lâu dài của chất độc Da cam/Dioxin (1991 - 1993);nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện các biểu hiện di truyền sinh thái của hậuquả y học lâu dài của chất độc hoá học, xác định mức độ phơi nhiễm (1994 - 1997)và đề xuất phương pháp chẩn đoán, điều trị và dự phòng phơi nhiễm dioxin (1998 -2001). Việc ứng dụng các phương pháp này cho phép phát hiện các đặc điểm y sinhhọc và bệnh lý của người bị phơi nhiễm dioxin, đánh giá mối quan hệ giữa mức độphơi nhiễm và biến động về sức khoẻ của nạn nhân. Trong quá trình nghiên cứu về hậu quả phơi nhiễm dioxin, từ năm 2002 xuấthiện một số nội dung mới như hậu quả di truyền sinh thái ở các thế hệ thứ 2,3 sinh rasau chiến tranh và đặc điểm độc học sinh thái - y học tại các vùng bị phun rải chấtđộc Da cam/Dioxin. Các nghiên cứu này có mục tiêu phát hiện mối quan hệ giữamức độ ô nhiễm môi trường và rối loạn hình thái di truyền, di tật bẩm sinh, đánh giávai trò của yếu tố di truyền và môi trường, xây dựng phương pháp nghiên cứu mứcđộ nguy hại của chất độc dioxin và biện pháp giảm thiểu.Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 02, 03 - 2013 15 Những vấn đề chung Song song với các nghiên cứu cơ bản mang tính phương pháp luận, từ năm2000 đã đề xuất giải pháp sử dụng peptit điều hoà sinh học để phục hồi sức khoẻ chonhững cự chiến binh chịu ảnh hưởng của chất độc Da cam/Dioxin. Ngoài ra, đã phốihợp với Hội nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam tiến hành lập hồ sơ cánhân của những người là nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin hiện đang sinh sống tạicác tỉnh Bình Dương, Quảng Trị, Biên Hoà, Tây Nguyên. 2. Từ năm 1989, tại TTNĐV-N bắt đầu triển khai đề tài nghiên cứu tổng hợpcác đặc điểm dịch tễ, vi sinh vật, vật chủ trung gian truyền bệnh dịch hạch ở TâyNguyên. Sau 10 năm nghiên cứu, đề tài đã đi đến kết luận là tại khu vực TâyNguyên không có ổ dịch hạch thiên nhiên hoang dã, mà chỉ tồn tại ổ dịch thứ pháttại vùng dân cư sinh sống hay “ổ dịch gần người”. Các ổ dịch này luân chuyển tronghệ thống vật chủ - vật ký sinh do chủng dịch hạch Y.pestis orientalis gây nên. Đã xácđịnh được 19 loài thú nhỏ tiếp xúc với vi khuẩn dịch hạch, trong đó có loài chuộtnhắt (Ratus Exulans) và chuột bông (Ratus Nitidus) là những loài chuột sống gầnngười và là vật chủ quan trọng nhất. Vật trung gian truyền bệnh là bọ chétX.Cheopis. Những kết luận của đề tài có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đưara giải pháp phòng chống dịch hạch ở Tây Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nóichung. Từ năm 2000, đề tài đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm sinh thái, dịch tễ, vi sinhvà di truyền phân tử bệnh dịch hạch và biện pháp kiểm soát ổ dịch. Trước tình hình trong những năm gần đây trên thế giới và ở Việt Nam xuấthiện nhiều loại dịch bệnh mới, một số bệnh bị “lãng quên” nay bùng phát trở lại,Hướng Y sinh nhiệt đới mở rộng nghiên cứu một số bệnh nhiệt đới nguy hiểm. Từnăm 2008, TTNĐV-N đã phối h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: