
Về Thuốc Quá Hạn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về Thuốc Quá Hạn Về Thuốc Quá Hạn Chúng tôi cám ơn bác sĩ Phạm-Anh-Dũng đã đưa bài “Thuốc quáhạn” trên Vietnet và bài “Do medications really expire?” trên Medscape đểanh chị em dược sĩ rộng đường thảo luận. Trước khi bàn luận tôi xin trả lời dược sĩ MDT là dầu anh được phéplấy tất cả thuốc quá hạn gởi về Việt-nam thì nhà cầm quyền Việt-nam cũngkhông cho nhập thuốc quá hạn hay sắp quá hạn. Trong trận nội chiến ởNam-tư cách đây không lâu, hội Dược sĩ không biên giới ở Pháp qua giúpcác bệnh viện ở vùng chiến tranh xây dựng lại tủ thuốc, và họ phàn nàn hànhđộng “dumping” của các viện bào chế các nước kỹ nghệ, vì các hãng nàyđược trừ thuế cho công tác cứu trợ, nhưng nước nhận hàng không dùng đượcvà không biết làm sao giải quyết với những kho thuốc quá hạn đó. Tôi đồng ý với anh BQQ là viện bào chế chú ý đến 2 vấn đề“efficacy” và “liability”. FDA đã đưa ra luật thuốc kém phẩm chất là thuốckhi đem kiểm nghiệm lượng hoạt chất dưới 80% lượng hoạt chất ghi trênnhãn thuốc. Các viện bào chế lớn có những phương pháp có những kỷ thuậtlàm thuốc mau thoái hóa và có công thức để tính thời gian hoạt chất dưới80%. Dĩ nhiên họ cũng phải trừ hao một số yếu tố, như điều kiện bảo quảnbên ngoài không lý tưởng như trong phòng thí nghiệm, nên sẽ mau hư hơn.Họ phải ấn định làm sao để khi kiểm tra, FDA không phạt họ được vì thuốckém phẩm chất. Các hiệu thuốc bán lẻ và các bệnh viện khi có thuốc quá hạn, viện bàochế thường cho phép trả lại hay đổi thuốc mới. Trường hợp kho thuốc quânđội Mỹ có quá nhiêu thuốc quá hạn có lẽ trước đây, chứ với hệ thốngcomputer hiện nay, không ai dự trữ thuốc nhiều và chắc chắn trong hợp đồngmua thuốc, bên mua cũng đòi hỏi đổi được thuốc quá hạn và bên bán cũngkhông được giao thuốc sắp hết hạn. Như vậy chỉ còn thuốc ở “nursing homes” và thuốc bệnh nhân để ởnhà. Tại “nursing homes” chúng tôi đồng ý có sự lạm dụng, nhất là nhữngbệnh nhân trong chương trình Medicaid. Khi bác sĩ đổi thuốc, hay bệnh nhânchuyển từ nursing home này sang chỗ khác, người ta thường vứt bỏ thuốckhông dùng, và yêu cầu hảng bảo hiểm hay chương trình Medicaid cho muathuốc mới. Thuốc mới tâm thần rất đắt tiền, và chỗ phí phạm nhất là nơi đây.Rất tiếc là những người thanh tra các “nursing homes” chỉ giỏi về luật lệ chứkhông chú ý đến chuyên môn, nên chưa giải quyết được lỗ hổng này. Thuốc bệnh nhân đã đem về nhà thì lại khác. Thông thường bác sĩ kêđơn dùng trong một tháng, tháng sau hết đến hiệu thuốc refill. Do đó, nhàthuốc có in nhãn hết hạn sau 1 năm cũng không có gì sai trái. Trên nguyêntắc, thuốc dùng tháng nào hết tháng ấy làm sao để quá hạn, nhưng do đổithuốc, hay bệnh nhân xin thêm một số thuốc để dành, nên những người trongchương trình Medi-Cal ở California có cả rổ thuốc không d ùng! Thuốc để ởnhà điều kiện bảo quản không tốt, và thuốc đã mở ra càng làm thuốc mauhỏng. Bây giờ nói đến vấn đề trách nhiệm. Khi chúng ta tự uống thuốc quáhạn, thí dụ uống viên Acetominophen hạn sử dụng trước đây 1 năm, chúngta chấp nhận hàm lượng hoạt chất giảm nhưng vẫn còn hiệu nghiệm. Đồngthời vì do mình quyết định, nên không khiếu kiện ai được. Nhưng nếu có bệnh nhân mang một hộp thuốc quá hạn đến phòngmạch bác sĩ hay hiệu thuốc hỏi dược sĩ có dùng được không, do vấn đề tráchnhiệm không ai dám bảo thuốc đó dùng được, vì khi bị kiện, tiền đâu bồithường? Dĩ nhiên, có một số thuốc hoàn toàn không nên dùng quá hạn, nhất lànhóm tetracycline vì khi quá hạn sẽ sinh những chất độc hại. Thuốc nguồngốc sinh học như thuốc chủng, huyết thanh, insulin cũng không nên dùngthuốc quá hạn. Dược sĩ Lê Văn Nhân
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học tài liệu y khoa tài liệu cho sinh viên y khoa kiến thức y học bệnh thường gặp dinh dưỡng y khoaTài liệu có liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 182 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 131 0 0 -
4 trang 121 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
4 trang 84 0 0
-
2 trang 69 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 51 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 49 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 47 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 45 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 45 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 44 0 0