Danh mục tài liệu

VÌ SAO THẾ GIỚI NGÀY MAI CẦN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.06 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con người đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hưởng lớn tới bầu sinh quyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng về nông nghiệp, công nghiệp và y học, dân số thế giới đã tăng gần 15 lần. THỦY TRIỀU NHÂN LOẠI Con người đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hưởng lớn tới bầu sinh quyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc cách mạng về nông nghiệp, công nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VÌ SAO THẾ GIỚI NGÀY MAI CẦN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂNVÌ SAO THẾ GIỚI NGÀY MAI CẦN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂNCon người đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hưởng lớn tới bầu sinhquyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc cáchmạng về nông nghiệp, công nghiệp và y học, dân số thế giới đã tăng gần 15 lần.THỦY TRIỀU NHÂN LOẠICon người đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hưởng lớn tới bầu sinhquyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hưởng của các cuộc cáchmạng về nông nghiệp, công nghiệp và y học, dân số thế giới đã tăng gần 15 lần. Trong số6 tỷ người trên thế giới ngày nay, nhiều triệu người có mức sống cao chưa từng có.Nhưng một phần ba nhân loại lại không được dùng điện, một phần ba nữa không có đủđiện dùng. Rất nhiều người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Hơn 1 tỷ người dânsống không có nước sạch và 2,4 tỷ người không có đầy đủ điều kiện vệ sinh trong sinhhoạt. Mỗi ngày có 40.000 người (hay là mỗi phút có 25 người) chết vì bệnh mà đáng racó thể chữa trị được nếu điều kiện kinh tế cho phép.Trong vòng 50 năm nữa, khi dân số thế giới tăng tới 9 tỷ người, những nhu cầu của conngười mà ngày nay vẫn còn chưa được đáp ứng sẽ còn tăng lên bội phần. Phát triển kinhtế là điều không thể thiếu không chỉ để làm giảm những điều kiện sống khổ cực mà cònđể tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm ổn định dân số thế giới. Ngày nay, ở nhiều nướcđang phát triển, để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu này, người ta đã phải sử dụng thêmrất nhiều năng lượng. Tới năm 2050, phần năng lượng sử dụng trên toàn cầu sẽ tăng gấpđôi.BẦU SINH QUYỂN BỊ ÐE DỌATrong bầu khí quyển của trái đất, hiệu ứng nhà kính tức là hiện tượng trái đất nóng dầnlên là một hiện tượng rõ ràng. Nếu không có hiệu ứng này, trái đất sẽ được bao bọc bởibăng. Hàng ngàn năm qua, một mức độ khí nhà kính tương đối ổn định đã tạo ra môitrường thuận lợi cho loài người tiến hóa, phát triển.Trong thế kỷ 21, các hoạt động của con người có thể sẽ làm tăng gấp đôi lượng khí nhàkính, vốn là các loại khí giữ nhiệt. Nếu nhìn lại lịch sử của loài người thì sự gia tăng khínhà kính riêng trong thế kỷ 21 là quá đột ngột, chưa từng có tiền lệ. Hầu hết các nănglượng ngày nay đều bắt nguồn từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, đây là những nhiênliệu để tạo ra điện, để vận hành các nhà máy, các phương tiện đi lại và để giúp sưởi ấmtrong các hộ gia đình. Các nguồn nhiêu liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt tự nhiênđang được tiêu thụ nhanh tới mức chúng sẽ gần như cạn kiệt trong thế kỷ tới.Ðối với các loại nhiên liệu hóa thạch, các chất thải đều được thải trực tiếp vào trongkhông khí. Trong số này nhiều loại chất thải tồn tại đưới dạng khí nhà kính như đi-ô-xítcác-bon. Mỗi năm các chất thải từ nhiên liệu hóa thạch đã đưa thêm 25 tỉ tấn đi-ô-xít các-bon vào khí quyển, như vậy là 70 triệu tấn mỗi ngày, hay 800 tấn mỗi giây.Các chuyên gia trên thế giới, thông qua Ủy ban nghiên cứu thay đổi khí hậu liên chínhphủ của Liên hiệp quốc, đang cùng hợp tác để phân tích những ảnh hưởng của hiện tượngkhí giữ nhiệt tăng nhanh chóng. Tác động của hiện tượng thay đổi khí hậu rất phức tạp vàcó rất nhiều lý thuyết trái ngược nhau về vấn đề này. Nhưng các nhà khoa học đều nhấttrí rằng khí nhà kính tăng lên sẽ làm cho trái đất thu hút thêm nhiều nhiệt từ mặt trời. Hầuhết các nhà khoa học về khí hậu đều cho rằng khí nhà kính do con người tạo ra là nguyênnhân dẫn tới tình trạng trong 15 năm qua có 10 năm được coi là nóng nhất trong lịch sử.Nhìn chung, các chuyên gia về khí hậu đều cảnh báo rằng gia tăng khí nhà kính sẽ là mộthiện tượng khủng khiếp trong thế kỷ tới. Nước biển dâng cao, nhiệt độ quá cao hoặc quáthấp, bão lớn, nạn hạn hán cùng hiện tượng lan tràn dịch bệnh có thể sẽ phá hoại sản xuấtlương thực và nơi sinh sống của con người ở nhiều nơi. Các chuyên gia cảnh báo rằngthay đổi lớn về khí hậu có thể sẽ làm xáo trộn bầu sinh quyển. Tất cả các nước trên thếgiới đều có liên quan tới khí hậu thay đổi, cả về nguyên nhân lẫn hậu quả của nó. Trungbình mỗi người dân Bắc Mỹ mỗi ngày thải 54 ki lô gam chất đi-ô-xít các-bon vào khôngkhí. Tại Châu Âu và Nhật Bản, mức chất thải này tính theo đầu nguời là hơn 23 ki lôgam. Tại Trung quốc, một nước đang phát triển rất nhanh với 1,3 tỉ dân, mức thải đi-ô-xítcác-bon hàng ngày đã vượt quá 6 ki lô gam mỗi người.Người ta ví rằng, nếu lịch sử là dòng sông thì con người đã tiến tới sát đáy sông. Dân sốthế giới ngày nay chiếm hơn một nửa dân số của nhân loại từ trước tới nay. Trong vòng50 năm tới, con người trên toàn cầu sẽ dùng nhiều năng lượng hơn phần năng lượng màcon người đã từng sử dụng trong lịch sử. Loài người đang đối mặt với một tương lai cónhiều thay đổi lớn, cả trong cách thức tạo ra năng lượng cũng như tình trạng của hànhtinh trái đất.NGĂN CHẶN KHÍ HẬU THAY ÐỔI ÐỘT BIẾNCon người không thể đi ngược lại lịch sử. Dân số thế giới tăng với tốc độ chóng mặt, đòihỏi phải có một lượng năng lượng khổng lồ để ...