
vi sinh lâm sàng: phần 1 (nhóm dịch netter )
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
vi sinh lâm sàng: phần 1 (nhóm dịch netter )Vi Sinh Lâm SàngEdition 6Biên Dịch: Nhóm NetterHuỳnh Đức Vương Đại học Võ Trường ToảnTrương Gia HânĐại học Y-Dược Cần ThơCao Tuấn AnhĐại học Y-Dược Cần ThơNguyễn Phi LongĐại học Y khoa Phạm Ngọc ThạchLời Nói Đầu Của Tác GiảMột kiến thức tốt về vi sinh lâm sàng là điều rất quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng trongbất cứ lĩnh vực y tế nào. Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng không có sự ưu ái nào cho nhãn khoa, nhikhoa, chấn thương chỉnh hình, lão khoa hay bất cứ khoa nào cả. Với tư cách là một bác sĩ, bạn sẽphải đối mặt hằng ngày về các bệnh lý nhiễm khuẩn và phải sử dụng kháng sinh hằng ngày.Cuốn sách này cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học về vi sinh học bằng cáchtrình bày thông một cách rõ ràng và đầy thú vị để giúp chúng ta ghi nhớ được bài học.Phương pháp học tập của chúng tôi đó là:1) Viết theo phong cách trò chuyện để giúp làm quen nhanh chóng2) Gồm một số hình ảnh như là một “phương pháp ghi nhớ” và bảng tổng hợp ở cuối mỗichương3) Tập trung nhiều vào các vấn đề lâm sàng và các bệnh lý nhiễm khuẩn vì cả hai đều rấtthú vị và cũng rất quan trọng đối với thực tế cho bác sĩ lâm sàng.4) Giúp tiếp cận hợp lý về các vi sinh vật được nghiên cứu để sinh viên ít phải nhồi nhétkiến thức và tiếp cận bệnh học một cách logic.Cuốn sách này đã được cập nhật thông tin về các chủ đề đang phát triển nhanh chóng như làHIV và AIDS (các nỗ lực tạo ra vaccin và các loại thuốc chống HIV mới). Cúm gia cầm H5N1,SARS Coronavirus, virus Ebola, Hantavirus, các đợt bùng phát dịch E. coli và các loại khángsinh mới.Các thông tin, nhân vật hoạt hình trong cuốn sách này không cố ý phỉ báng bất kỳ một bệnhnhân, dân tộc hay một nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc nào, mà đây chỉ là những phương pháp giúphỗ trợ cho việc học và nhớ về một chủ đề phức tạp và quan trọng.Chúng tôi rất hoan nghênh sự phản hồi ý kiến cho các lần tái bản sắp tới. Mặc dù đã nỗ lực tốiđa để kiểm tra và chỉnh sửa nhưng cũng không thể tránh khỏi sai sót. Vì thế chúng tôi rất vui lòngđón nhận các ý kiến đóng góp từ các đọc giả (xin vui lòng gửi qua email gladwinmt@upmc.edu)MARK GLADWIN, MDWILLIAM TRATTLER, MDC. SCOTT MAHAN, MDLỜI NÓI ĐẦU CỦA NHÓM DỊCHXin chào các đọc giả, chúng ta đang cầm trên tay cuốn Vi Sinh Lâm Sàng, tái bản lần thứ 6,đã được biên dịch từ cuốn Clinical Microbiology made ridiculously simple. Nhận thấy rằngtrong các loại sách về y học thì những đầu sách về vi sinh thực sự khá ít và khá “khó nhai” do đặctính đơn thuần về môn vi sinh học này. Do đó, điều này đã làm thôi thúc chúng tôi cố gắng tìm vàbiên dịch một cuốn sách về vi sinh cho chúng ta, cũng như đáp ứng nhu cầu “dễ xơi” cho mọingười.Với phần trình bày cụ thể, cùng với các hình ảnh vui nhộn thì chúng tôi mong đây là điều sẽgiúp chúng ta có thể nắm bắt được lượng kiến thức về vi sinh mà không bị nhàm chán. Ở mỗiphần cuối chương sẽ có bảng tóm tắt để có thể tóm tắt lại nội dung mỗi chương. Ngoài ra, một sốthông tin, thông số, văn phạm sẽ được chuyển đổi phù hợp và các thuật ngữ quen thuộc như“receptor” sẽ được để nguyên. Còn một số địa danh, tên nhân vật, sự kiện mà tác giả sử dụngtrong sách chắc chắn sẽ khá xa lạ với chúng ta, vậy làm sao để giải quyết? Rất đơn giản! Googlesẽ giúp chúng ta điều này! Vì nếu chỉnh sửa thì thông tin trong sách sẽ không còn ý nghĩa, thậmchí nó chẳng khác một câu chuyện hài kiểu Downy.Vì đây là bản dịch đầu tay của nhóm Netter nên không thể tránh được sai sót vì thế nhóm rấtmong mọi ý kiến đóng góp của các đọc giả cho những lần tái bản và những cuốn sách khác saunày. Những ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ email nhomdichnetter@gmail.com. Xincám ơn các đọc giả!Trưởng nhómHuỳnh Đức VươngNhóm Netter. Study, study more, study forever!PHẦN I. VI KHUẨNCHƯƠNG 1. PHÂN LOẠI VI KHUẨNTên của tất cả sinh vật được chia gồm 2 phần: chi rồi đếnloài (vd: Homo sapiens). Vi khuẩn cũng được đưa về mộtnhóm chung và được đặt tên dựa trên sự khác nhau vềhình thái học và chuyển hóa hóa sinh. Tuy nhiên, hiện nayvi khuẩn cũng được phân loại dựa trên sự miễn dịch vàđặc tính di truyền. Trong chương này, sẽ tập trung chủ yếuvào tính bắt màu Gram, hình thái và đặc trưng chuyển hóacủa vi khuẩn, tất cả những điều đó cho phép người thầythuốc lâm sàng nhanh chóng xác định sự nhiễm trùng trênbệnh nhân.Sự Biến Đổi Màu Của Nhuộm GramVì vi khuẩn không có màu sắc và thường không thểthấy dưới đèn quang học của kính hiển vi. Việc nhuộmnhiều màu sắc lên vi khuẩn đã giúp cho việc hình dung ra hình thể của chúng và được sử dụngnhiều nhất là phương pháp nhuộn Gram, điều này đã phân vi khuẩn ra làm 2 nhóm chính: nhómGram dương (Gram-Positive) và nhóm Gram âm (Gram-Negative). Phương pháp nhuộm nàycó thể cho phép thầy sàng thuốc lâm xác định có phải vi khuẩn là hình tròn hay hình que không.Với bất kỳ phương pháp nhuộm nào, đầu tiên ta phải phết lên trên mặt bản kính mẫu vật cầnnhuộm (nước bọt, dịch mủ…) và sau đó hơ nón ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vi sinh lâm sàng Bộ môn vi sinh học Vi sinh học Vi sinh vật Phân loại vi khuẩnTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 330 2 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 271 0 0 -
9 trang 176 0 0
-
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai số trong ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm tại Việt Nam
5 trang 142 0 0 -
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 139 0 0 -
67 trang 108 1 0
-
Giáo trình Vi sinh vật học toàn tập
713 trang 93 1 0 -
96 trang 87 0 0
-
Một số bài tập trắc nghiệm về Vi sinh vật: Phần 1
89 trang 80 0 0 -
Giáo trình Vi sinh vật học đại cương: Phần 2 - Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Quang Tuyên
83 trang 57 0 0 -
Giáo trình Thực tập vi sinh vật: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Xuân Thành
82 trang 53 0 0 -
Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3
48 trang 47 0 0 -
Giáo trình Vi sinh vật học đại cương: Phần 1 - Nguyễn Thị Liên (Chủ biên), Nguyễn Quang Tuyên
89 trang 46 0 0 -
GIÁO TRÌNH: VI SINH VẬT HỌC (GS Nguyễn Lân Dũng)
449 trang 42 0 0 -
106 trang 40 0 0
-
PHƯƠNG PHÁP LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM VI SINH HỌ
30 trang 40 1 0 -
Nguyên lý và ứng dụng của ADN tái tổ hợp - Công nghệ sinh học phân tử: Phần 1
300 trang 39 0 0 -
Bài giảng Chương V: Vi sinh vật gây hại nông sản
64 trang 39 0 0 -
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí kim loại nặng (bằng vi sinh vật và thực vật)
41 trang 36 1 0 -
Tài liệu Cấy định lượng mẫu đàm
3 trang 35 1 0