
Vị thuốc từ khổ qua
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vị thuốc từ khổ qua Vị thuốc từ khổ qua Mướp đắng còn gọi là khổ qua, ổ qua, lương qua, mướp mủ, tên khoahọc Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Cây leo nhờtua cuốn. Thân có cạnh, ở ngọn có lông dài. Lá mọc so le, phiến lá chia 5 - 7thùy, mép khía răng cưa, trên gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ; cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hìnhthoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi; quả non màu vàng xanh, quả chín màuvàng hồng, chứa nhiều hạt dẹp có màng đỏ bao xung quanh. Phân bố và sinh thái: Mướp đắng gốc ở châu Phi, đã được thuần hóa ở ẤnĐộ và nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta, nó được trồng ở khắp nơi trong các nươngrẫy và vườn gia đình. Chế biến làm thực phẩm: Hầu như mọi người đều biết ăn mướp đắng:mướp đắng nấu với tôm, thịt heo nạc, mướp đắng ninh xương, hấp với thịt băm,muối dưa, làm nộm, xào, kho, ăn sống làm món ăn bổ mát, chống viêm nhiệt.Ngoài ra mướp đắng còn được chế thành trà (trà khổ qua) dùng để uống thay tràmạn rất tốt. Người ta đã biết thành phần dinh dưỡng tính theo g%: protid 0,9,glucid 3, cellulose 1,1 và theo mg%: calcium 18, phosphor 29, sắt 0,6, - caroten40, vitamin B1 0,07 và vitamin C 22. Trong quả mướp đắng có một glycosid đắnggọi là momordicin và các vitamin B1, C, các acid amin như adenin, betain v.v…Hạt chứa một chất dầu và một chất đắng. Sử dụng làm thuốc: Quả mướp đắng quý vì nó là một loại rau, vừa là một vịthuốc. Hải Thượng Lãn Ông đã viết trong Lĩnh Nam bản thảo: “Khổ qua tục gọi quả mướp đắng; Hột nó ích khí, làm dương tráng (tráng dương), Bổ hư lao, mát tim rất hay, Khổ hàn chữa tạng nhiệt, mắt sáng.” Khi còn xanh, nó có tính chất giải nhiệt, tiêu đàm, sáng mắt, mát tim, nhuậntràng, bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, trừ nhiệt độc, lợi tiểu, làm bớt đaunhức xương. Khi đã chín, nó có tính chất bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết. Nói chung, quảmướp đắng là thuốc bổ máu, giải nhiệt, giảm ho, trị giun, nhuận tràng, sát trùng vàhạ đái đường. Dùng để tắm thì đỡ nhọt sởi, xát ngoài da cho trẻ em thì trừ rôm sảyvà trị chốc đầu. Ở Trung Quốc, người ta cũng dùng mướp đắng để trị đột quỵ tim, bệnh sốt,khô miệng, viêm hầu, bệnh ecpet mảng tròn; liều dùng là 15 - 30 g, dạng thuốcsắc. Hạt mướp đắng có tính bổ dương, tráng khí, dùng chữa ho, viêm họng (nhaihạt mướp đắng nuốt nước hoặc mài ra cho đặc, lấy nước chưng hoặc hấp cơmuống, hoặc nhai ngậm với muối). Để chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu, người ta dùng lá đào nấunước gội sạch, rồi giã quả và hạt mướp đắng xoa hoặc bôi lên da. Trẻ em lên cơnkinh giật ho sốt cao hoặc cơn kinh phong, dùng hạt mướp đắng mài với nước chouống. Hoa, lá và rễ mướp đắng cũng được sử dụng. Chúng đều có tác dụng trị lỵ,nhất là bệnh lỵ amip; người ta dùng rễ nấu nước uống; mỗi lần dùng 30 g rễ sắcuống với đường trắng; cũng dùng trị tiêu chảy. Trong trường hợp đinh nhọt và bệnh viêm mủ da, người ta dùng 5 - 10 g látươi (hoặc dùng quả) nghiền ra, thêm nước làm thuốc đắp ngoài. Đồng thời dùngquả tươi để ăn như thức ăn. TS.Võ Văn Chi
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học cơ sở cách chăm sóc sức khỏe bệnh thường gặp cách phòng và trị bệnh Vị thuốc từ khổ quaTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
7 trang 209 0 0
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 207 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 86 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 77 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 50 0 0 -
Những hiểm họa từ kính áp tròng
5 trang 46 0 0