4- Chốc mép(perlech): Thường gặp ở trẻ em, đơn độc hoặc kèm theo các tổn thương khác do liên cầu:- Hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vảy vàng dẽ chảy máu, đau rát, làm trẻ khó bú.- Thường kèm theo hạch đau dưới hàm. - Điều trị : Chấm dung dịch yarish, Nitrat bạc 0,25% thuốc màu, mỡ kháng sinh neomyxin, mỡ biomyxin 3%, mỡ chlorocid 1% mỡ fucidin,mỡ bactroban .5.Viêm quầng (erysipelas) -.Căn nguyên Bệnh sinh :Là một bệnh nhiễm khuẩn da và dưới da với chủng Streptococcus. pyogenes tăng độc tố. Trước kia bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM BÌ MỦ ( Pyodermites ) (Kỳ 3) VIÊM BÌ MỦ ( Pyodermites ) (Kỳ 3) Giáo trình Bệnh Da và hoa liễu HVQY 4- Chốc mép(perlech): Thường gặp ở trẻ em, đơn độc hoặc kèm theo các tổn thương khác do liêncầu: - Hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vảy vàng dẽ chảy máu, đau rát,làm trẻ khó bú. - Thường kèm theo hạch đau dưới hàm. - Điều trị : Chấm dung dịch yarish, Nitrat bạc 0,25% thuốc màu, mỡ khángsinh neomyxin, mỡ biomyxin 3%, mỡ chlorocid 1% mỡ fucidin,mỡ bactroban . 5.Viêm quầng (erysipelas) -.Căn nguyên Bệnh sinh : Là một bệnh nhiễm khuẩn da và dưới da với chủng Streptococcus.pyogenes tăng độc tố. Trước kia bệnh này hay gặp và tử vong cao ngay cả khinằm viện. Hiện nay ở trẻ sơ sinh, người già hoặc các bệnh nhân có kèm các bệnhkhác ... thì cũng nặng. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp hoặc qua đường máu đặc biệt khi có các chấnthương ở các mô, sự mẫn cảm chung tăng lên, hoặc khi bệnh nhân thiểu dưỡng,nghiện rượu hoặc hạ d globulin bẩm sinh. Các tổn thương tại chỗ có xu hướngphù, viêm đường bạch mạch. Gần đây người ta nghĩ nhiều đến các khuyết tật củahệ thống lymphô có thể dẫn đên hay mắc bệnh Erysipelas. Sự khu trú gọn , không rải rác có thể làm ta phân biệt được giữa Erysipelasvà viêm mô tế bàodo liên cầu trùng. . Lâm sàng . Thời gian ủ bệnh 2- 5 ngày , sau đó sốt cao đột ngột, một đôi khi co giật ởtrẻ em kèm với đau đầu, sốt rét và nôn mửa . Da vùng sắp tổn thương cảm thấycăng và ngày thứ 2 thấy đỏ, phù, bóng. Đám viêm quầng mầu đỏ tươi kích thướcvài cm đến hàng chục cm, hơi cao hơn mặt da, nề, cộm, ranh giới rõ, có bờ contrạch gồ cao. Đau tự nhiên hay bóp vào thì đau. ở các vùng tổ chức lỏng lẻo có khitạo phù nề mạnh ( mi mắt, sinh dục ) hoặc ban đỏ có giới hạn rõ và có thể thấymụn nước ở ria hoặc có khi là đám phù nề ,sưng nóng đỏ đau giới hạn rõ, ở giữađám tổn thương là phỏng nước thậm chí loét hoại tử. Không điều trị gì bệnh kéo dài từ 1- 3 tuần rồi khỏi dần, đám đỏ da giảmdần, bề mặt có thể xuất hiện róc vẩy da nhất là ở các vùng có mụn nước hay phỏngnước trước đây. Vị trí thông thường của tổn thương là bụng- trẻ sơ sinh. Mặt , da đầu, tai, ởtrẻ lớn hơn. ở người lớn gặp ở chân 50 % trường hợp, 35 % ở mặt, 3 % ở tai, còncó thể thấy xúât hiện tổn thương sau một nhiễm trùng ngoài da như ( loét sâuquảng, loét ung thư, hoặc chấn thương do dị vật làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn củada ). Mức độ phù thay đổi tuỳ từng vùng. Bên cạnh tổn thương bị nhiễm sắc,sáng và bong vẩy. Triệu chứng toàn thân thường nặng ở những người có sức đề kháng yếu.Toàn trạng sốt cao li bì, hạch lymphô khu trú sưng đau. Có thể thấy biến chứngviêm nội tâm mạc, khớp , màng não, bạch càu tăng cao công thức chuyển trái,albumin niệu. Cân điều trị phối hợp với các biến chứng kèm theo như viêm cầu thận, ápxe dưới da, nhiễm trùng huyết. Nếu có biến chứng như vậy thì tỉ lệ tử vong 50 % ởtrẻ em. Bệnh có thể tái phát khi có sự giảm miễn dịch hoặc sự kéo dài của các yếutố gây bệnh. Hệ lymphô bị phù nề, cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu báo trước cho đợtcấp hay các đợt tái phát xuất hiện lại ở trên các vị trí cũ của bệnh. Cần chẩn đoán phân biệt với viêm tổ chức liên kết do liên cầu khuẩn trêncơ sở toàn trạng suy yếu hay có một yếu tố tại chỗ thuận lợi nào đó. Tổn thươnglà các đám đa cung đỏ, phù, sáng màu mà không có các triệu chứng toàn thânkhác. Viêm tổ chức liên kết ở trẻ em gây đau đớn, tổn thương cứng đỏ, rồi dần dầndẫn đến tạo mủ, vỡ mủ thành lỗ dò. -. Điều trị . Cần phải điều trị kháng sinh mạnh ngay từ đầu thường dùngtiêm 1 đợtLincomycin, Gentamycin , thậm chí dùng Rocephin. Các trường hợp tái phát , phùhệ thống lymphô mãn phải dùng liều nhỏ Penicyllin kéo dài hàng tháng thậm chíhàng năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều trị lưu ý nên phối hợp với điều trị triệuchứng giảm đau , an thần, sinh tố các loại ...
VIÊM BÌ MỦ ( Pyodermites ) (Kỳ 3)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.09 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
viêm bì mủ bệnh học nội khoa bệnh da liễu bệnh ngoài da bệnh hoa liễuTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 161 5 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 83 0 0 -
7 trang 82 0 0
-
5 trang 77 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 69 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 41 0 0 -
5 trang 41 0 0
-
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 6)
6 trang 41 0 0 -
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 38 0 0