
VIÊM CẦU THẬN MẠN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM CẦU THẬN MẠN VIÊM CẦU THẬN MẠNI. ĐẠI CƯƠNGViêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương ở tiểu cầu thận tiến triển dẫn đếnsuy thận mạn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến và có khả năng xảy ra nhiều biếnchứng nguy hiểm. Nếu được phát hiện sớm và điều tư đúng thì có thể hạn chếđược quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế được những biến chứng có thể xảyra.1. Định nghĩa:Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dàinhiều năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầuniệu, cao huyết áp nhưng cũng có thể chỉ có hồng cầu niệu, Protein niệu đơn độc.Cuối cùng dẫn đến suy thận mạn với các triệu chứng:- Có sự bất thường trong nước tiểu kéo dài (hồng cầu niệu và trụ niệu).- Suy giảm chức năng thận từ từ.2. Đặc điểm dịch tễ:- Viêm cầu thận mạn là một bệnh gặp tương đối phổ biến ở cộng đồng. Theo thốngkê của PGS. Trần Văn Chất và BS. Trần Thị Thịnh (1991 - 1995) tại khoa Tiếtniệu Bệnh viện Bạch Mai thì bệnh viêm cầu thận mạn chiếm 31,5% trong đó lứatuổi hay gặp là 16-44 tuổi chiếm 88,32%. Như vậy bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi laođộng nên ảnh hưởng sức lao động ở cộng đồng. Cũng theo 2 tác giả trên thì bệnhkhông có sự liên quan đến giới và vùng địa dư. Điều trị chủ yếu là bảo tồn, cần cókế hoạch phát hiện sớm các trường hợp viêm cầu thận mạn trong cộng đồng, cốgắng tránh các yếu tố gây giai đoạn cấp đặc biệt là nhiễm trùng để kéo dài tuổi thọcho bệnh nhân.II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH- Do viêm cầu thận cấp (10-20%).- Do viêm cầu thận có hội chứng thận hư.- Do các bệnh toàn thể như Lupus, bệnh hệ thống như ban dạng thấp...- Bệnh chuyển hóa: đái tháo đường...- Bệnh cầu thận di truyền.- Không rõ nguyên nhân.Ngoại trừ bệnh cầu thận nguyên phát với tổn thương tối thiểu hầu hết các bệnh ởcầu thận đều dẫn đến viêm cầu thận mạn. Do đó việc phát hiện sớm và phòng ngừacác nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp, cải thiện môi tr ường và sức khỏe ở cộngđồng và giải quyết tốt các bệnh nhiễm trùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việcphòng bệnh và làm chậm sự tiến triển của viêm cầu thận mạn, kéo dài tuổi thọ chobệnh nhân.III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG1. Protein niệu:Từ 2-3 g/24h trong giai đoạn viêm cầu thận mạn tiềm tàng thì có thể ít hơn.Nếu tăng trên 3,5 g/24h là biểu hiện có hội chứng thận hư.2. Phù:Phù trắng, mềm, ấn lõm, có khi chỉ nặng ở mí mắt, giai đoạn tiềm tàng phù khôngrõ rệt. Nếu có hội chứng thận hư thì phù to toàn thân có thể tràn dịch các màng.Đái ít lượng nước tiểu thay đổi tuỳ từng bệnh nhân và từng giai đoạn của bệnh.3. Cao huyết áp:Ở giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp thấp.Khi suy thận giai đoạn III, IV thì tỷ lệ trên 80% có cao huyết áp.4. Hồng cầu niệu: Thường có, ít khi có đái máu đại thể.5. Trụ niệu, trụ hồng cầu, trụ trong, trụ hạt: khi có suy thận thường có trụ to.6. Thiếu máu:Thường gặp khi có suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nặng. Hồng cầu, huyếtsắc tố giảm khi có suy thận, thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc rất khó hồi phục.7. Các triệu chứng biểu hiện hội chứng urê máu cao: (khi đã có suy thận rõ)Nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, có biểu hiện ở tim mạch, thần kinh các biểuhiện của lâm sàng toan máu: (thở sâu, rối loạn kiểu thở) và nặng nhất là hôn mê dourê máu tăng cao.8. X quang:Bóng thận teo nhỏ đều hai bên ở giai đoạn đã có suy thận. Khi chưa có suy thậnnếu chụp UIV thì thấy hình ảnh đài bể thận bình thường.9. Siêu âm thận:Kích thước thận bình thường khi chưa có suy thận. Thận teo nhỏ đều hai bên khicó suy thận. Mức độ teo nhỏ tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của suy thận và tuỳvào nguyên nhân khởi đầu.10. Sinh thiết thận:Trong giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ độ 1, 2 có thể tiến h ành sinhthiết thận. Qua sinh thiết thận sẽ cho biết loại tổn thương mô bệnh học.IV. CHẨN ĐOÁN1. Chẩn đoán xác định:Dựa vào:- Phù.- Protein niệu.- Hồng cầu niệu.- Trụ niệu.- Cao huyết áp.- Urê máu.- Creatinin máu tăng.- Hình ảnh X quang, chụp thận.- Tuy nhiên trong giai đoạn tiềm tàng để chẩn đoán xác định phải sinh thiết thận.2. Chẩn đoán phân biệt:- Viêm thận bể thận mạn tính. Trong viêm thận bể thận mạn bệnh nhân th ường cótiền sử viêm nhiễm tiết niệu, sỏi thận - tiết niệu nhưng không có phù, Protein niệuthấp, ít khi quá l g/24h, bạch cầu niệu nhiều, có vi khuẩn niệu. Nếu có trụ th ì là trụbạch cầu. Hai thận to nhỏ không đều, bờ thận thường gồ ghề, đài thận bể thận cóthể giãn rộng (chụp UIV).- Xơ mạch thận lành tính (tức là bệnh cao huyết áp) trong viêm cầu thận mạn,Protein niệu thường xuất hiện trước khi có cao huyết áp hoặc cùng một lúc. Trongbệnh cao huyết áp protein niệu nếu có thì xuất hiện muộn và số lượng ít.- Xơ mạch thận ác tính (cao huyết áp ác tính) trong viêm cầu thận mạn kéo dài, haithận thường teo nhỏ và có thiếu máu, trong cao huyết áp ác tính hai thận không teonhỏ, bệnh thường tiến triển nhanh, suy thận nặng nhưng không có thiếu máu nặng.- Protein niệu lành tính trường hợp này protein niệu thường chỉ có từng lúc, khôngthường xuyên, không bao giờ dẫn đến suy thận như viêm cầu thận mạn.- Viêm cầu thận cấp: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó xuấthiện phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm hoặcchụp thận nếu hai thận nhỏ hơn bình thường là viêm cầu thận mạn.- Viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng vàda, sau đó xuất hiện phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp, urê máu và creatinin máutăng. Chẩn đoán xác định bằng chụp thận hoặc siêu âm thận, thấy thận nhỏ hơnbình thường là viêm cầu thận mạn.3. Chẩn đoán thể bệnh:- Thể tiềm tàng:Dựa vào bệnh nhân có tiền sử bệnh cầu thận, xét nghiệm có hồng cầu niệu, trụniệu kéo dài. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào sinh thiết thận.- Đợt cấp của viêm cầu thận mạn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu có liên quan:
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
38 trang 186 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 170 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 160 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 117 0 0 -
40 trang 116 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 101 0 0 -
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 83 0 0 -
40 trang 76 0 0
-
39 trang 71 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 58 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 50 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 47 0 0 -
16 trang 44 0 0
-
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 42 0 0 -
Bài giảng Hóa học hemoglobin - Võ Hồng Trung
29 trang 41 0 0