Danh mục tài liệu

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.89 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: — Nắm được khái niệm về các bệnh thần kinh ngoại vi nói chung và bệnh đa dây thần kinh. — Mô tả các triệu chứng trong bệnh đa dây thần kinh và các nguyên nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH Mục tiêu:— Nắm được khái niệm về các bệnh thần kinh ngoại vi nói chung và bệnhđa dây thần kinh.— Mô tả các triệu chứng trong bệnh đa dây thần kinh và các nguyên nhân.— Nắm được đặc điểm lâm sàng của các thể bệnh viêm đa dây thần kinh dothiếu vitamin B1 và phác đồ điều trị từng thể.1. Đại cương1.1. Khái niệmBệnh thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathy) là một khái niệm rộng, bao gồmrất nhiều loại tổn thương khác nhau của hệ thần kinh ngoại vi với những cơ chếbệnh sinh rất đa dạng tùy theo từng loại bệnh và nhóm bệnh cụ thể.Dựa theo kiểu hình phân bố triệu chứng tổn thương của hệ thần kinh ngoại vi, cóthể phân ra thành các nhóm bệnh sau: bệnh đa dây thần kinh, bệnh đa rễ dây thầnkinh, bệnh một dây thần kinh, bệnh nhiều dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnhneuron vận động hay cảm giác. Cách phân loại này giúp định hướng nguyên nhâncủa bệnh thần kinh ngoại vi.Bệnh đa dây thần kinh (polyneuropathy) có tổn thương và biểu hiện lâm sàng đốixứng cả hai bên là bệnh đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1, bệnh đa dây thầnkinh tiểu đường, bệnh đa dây thần kinh do ngộ độc thuốc kháng lao hay các kimloại nặngĐặc điểm phân bố ngọn chi nặng hơn gốc chi, có liờn quan mật thiết với chiều dàicủa sợi thần kinh (sợi càng dài càng bị sớm hơn và nặng hơn). Trong bệnh đa dâythần kinh sợi trục có hiện tượng chết lui trở lại bắt đầu từ ngoại vi của các sợi thầnkinh, do đó các sợi trục càng dài thì càng dễ bị tổn thương. Trong bệnh thần kinhmất myelin, tổn thương mất myelin từng đoạn được phân bố rải rác một cách ngẫunhiên dọc theo chiều dài của sợi thần kinh, do đó các sợi càng dài thì càng tăng xácsuất bị tổn thương.1.2. Triệu chứng —Rối loạn vận động, cảm giác và rối loạn phản xạ đối xứng, phân bố ưu thếngọn chi là triệu chứng điển hình hay gặp nhất trong bệnh đa dây thần kinh. Triệu chứng rối loạn vận động dưới hình thức yếu và teo cơ xuất hiện đầutiên ở các ngọn chi, sau đó lan dần về phía gốc chi. — Vị trí các chi tổn thương (hai chân hoặc tứ chi), các chi có thể bị tổnthương đồng thời nhưng cũng có thể bị tuần tự từ chi này sang chi khác. — Khu trú của liệt thay đổi tuỳ theo nguyên nhân (ví dụ: viêm đa dây thầnkinh do ngộ độc chì thì liệt khu trú ở chi trên, viêm đa dây thần kinh do ngộ độcrượu thì liệt khu trú ở chi dưới). — Các dây thần kinh sọ não ít bị thương tổn. + Rối loạn cảm giác cũng phân bố tương tự: nặng và rõ nét nhất ở ngọn chinên được gọi một cách hình tượng là mất cảm giác hay giảm cảm giác theo kiểu đigăng, giảm cảm giác nông và sâu (đặc biệt cảm giác rung). Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng như: đau ở ngọn chi, dị cảm (tê buồn,kiến bò, tê cóng), đau khi ấn vào các thân dây thần kinh hoặc ấn vào bắp cơ. + Rối loạn phản xạ: mất phản xạ gân xương cũng có kiểu phân bố tương tự,mất phản xạ gót trước khi mất phản xạ gối, xuất hiện ở hai chi dưới trước hai chitrên; phản xạ da bụng, và phản xạ da bìu ít bị thay đổi. + Rối loạn thực vật- dinh dưỡng: loét điểm tỳ, loét thủng, phù, đôi khi có teocơ sớm, phù (chỉ gặp trong thể nặng) + Không có rối loạn cơ vòng. 1.3. Nguyên nhân 1.3.1. Do rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng — Điển hình là viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1 (Beri - beri). — Do đái tháo đường: 20 - 40% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện tổnthương thần kinh và khoảng 10% số bệnh nhân chỉ phát hiện ra đái tháo đườngsau khi đã thấy có biểu hiện tổn thương thần kinh. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương dây thần kinh do đái tháo đường rất đadạng, thể viêm đa dây thần kinh là thể hay gặp nhất, thể đối xứng nặng ở ngọn chi,thể không đối xứng nặng ở gốc chi (viêm đơn dây thần kinh), thể tăng cảm, liệt dâythần kinh sọ não do đái tháo đường... — Do tăng urê huyết, thường gặp ở bệnh nhân suy thận (25% số bệnh nhânthẩm phân máu). — Do porphyrin. — Do xơ gan. — Do bệnh thoái hóa dạng tinh bột (amyloidose) . — Do rối loan hấp thu vitamin B12. 1.3.2. Do các bệnh nhiễm khuẩn Triệu chứng của viêm đa dây kết hợp với triệu chứng toàn thân của bệnh:quai bị, bạch hầu, thương hàn, sốt phát ban... 1.3.3. Do nhiễm độc Rượu, asen, chì, phốt pho hữu cơ... 1.3.4. Do dùng thuốc Barbituric, sulfamid, rimifon, phenytoin, nitrofurantoin, phenylbutazon... Trong thực tế các nguy ên nhân nói trên thường hay phối hợp với nhau vàgây ra tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Có một số trường hợp do bị lạnh,nhất là khi nhiệt độ dưới cũng là nguyên nhân quyết định gây bệnh và thường làmbệnh nặng lên thêm. 2. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B12.1. Đại cương2.1.1. Lược sử bệnh thiếu Vitamin B1 — Năm 1882, Takaki (người Nhật) nhận thấy một số thuỷ thủ bị viêm đa dâythần kinh và tê phù do ăn gạo sát kỹ. Tác giả cho thay đổi chế độ ăn, cho ăn lúamạch và cho ăn thịt thì các thuỷ thủ đó đã khỏi bệnh. — Năm 1889, Eijkman (người Hà Lan) nhận thấy rằng tù nhân ở trong trạitù bị viêm đa dây thần kinh được chữa khỏi bằng cách cho ăn cám gạo. — Năm 1910, Frager và Sheaton cho rằng bệnh tê phù là do rối loạn chuyểnhoá glucid, nguyên nhân do thiếu một chất nằm trong hạt gạo mà tác giả gọi là yếutố cần thiết cho đời sống (vitalamin) — chất mà sau này gọi là vitamin. — Năm 1911, Casimir Funk đã khám phá ra chất nêu trên là vitamin B1 — Năm 1926, Jansen và Donath đã phân lập được thiamin (vitamin B1) mởra một kỷ nguyên mới cho việc điều trị các bệnh do thiếu vitamin B1. — Hiện nay, bệnh thiếu vitamin B1 còn gặp ở một số nước. — Ở Việt Nam: tại chiến trường Tây nguyên, một bệnh viện dã chiến đã có557 người bị bệnh. — Năm 1985, dịch tê phù đã xảy ra ở 8 tỉnh (thành) miền Bắc Việt Nam, cóxã tới 1,8% số dân bị mắc bệnh. — Năm 1986, dịch tê phù đã xảy ra ở chiến trường biên giới phía Bắc, có đơnvị c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: